Học tập đạo đức HCM

Mô hình trồng rau thủy canh ‘3 không’ ở thị xã Đông Triều

Thứ ba - 06/02/2018 05:19
Không chỉ có rau ăn lá như: Rau diếp, rau muống, rau cải... mà cả những loại cây ăn quả như: Cà chua, dưa chuột, dưa lưới, ớt chuông... cũng được được trồng bằng phương pháp thủy canh ở mô hình rau thủy canh của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại 188 (TX.Đông Triều, Quảng Ninh). Mỗi tháng cơ sở này cung cấp ra thị trường gần 6 tấn rau quả sạch.

Giá thể được cho vào các cốc nhựa để chuẩn bị gieo hạt giống

Bà Bùi Thị Thể, Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Thương mại 188 cho biết, kể từ khi đưa vào triển khai hồi tháng 10.2016, đến nay Cơ sở sản xuất rau thủy canh Đông Triều đang duy trì trồng khoảng 10 loại rau, quả, năng suất trung bình đạt khoảng 2 tạ rau, quả/1 ngày. Sản phẩm rau, quả sản xuất bằng phương pháp thủy canh của cơ sở có đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng và quan trọng nhất là tiêu chí “3 không”: Không hoá chất, không thuốc kích thích, không chất bảo quản.

Các loại rau ăn quả như ớt chuông cũng được trồng bằng phương pháp thủy canh

Điểm khác biệt của mô hình này chính là công nghệ và hạt giống được nhập khẩu hoàn toàn. Đây cũng là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình sản xuất thủy canh tại tỉnh Quảng Ninh, trên diện tích 5.000m2. Toàn bộ hệ thống gồm khu vực nhà ươm, nhà lưới, nhà sơ chế với hệ thống nhà màng, lưới che tự động, quạt gió, máy điều chỉnh nhiệt độ, máng thủy canh, hệ thống lọc nước, ống bơm và dẫn nước dinh dưỡng.

Khu nhà vườn rộng 5000 mét vuông chỉ cần 16 kỹ sư, công nhân thực hiện

Bà Thể cũng cho biết, khi chuẩn bị thực hiện mô hình rau thủy canh bà đã đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nước như: Israel, Hà Lan, Thái Lan... Đặc điểm của cách trồng rau thủy canh so với thổ canh truyền thống là rau không tiếp xúc trực tiếp với đất, mà được trồng trên các giá, cách mặt đất khoảng 1 mét, nên cách ly với các loại sâu hại từ đất. Ngoài ra, nhờ trồng trong nhà màng, rau không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân sâu bệnh và ô nhiễm bên ngoài.

Phương pháp trồng rau thủy canh phù hợp trồng các loại rau ăn lá, rau gia vị

Theo ông Đỗ Văn Trụ - kỹ sư làm việc tại cơ sở, yếu tố quan trọng trong sản xuất thủy canh là nguồn nước và công thức pha chế hỗn hợp dinh dưỡng. Để có nước sạch sản xuất, cơ sở phải khai thác nguồn nước ngầm ở độ sâu 100-120m, sau đó lọc qua hệ thống rồi mới tới khu vực bơm tổng. Tại đây, nước được hòa trộn dinh dưỡng theo công thức riêng, phù hợp rồi dẫn tới các máng trồng. Ngoài ra, cơ sở đang áp dụng mô hình thủy canh hồi lưu. Theo đó, nguồn nước chứa chất dinh dưỡng được bơm vào các đầu máng trồng và luân chuyển trong máng cho tới cuối. Tại đây, nước được thu hồi, đưa trở lại bơm tổng để tiếp tục lọc và quay lại chu trình.

Rau sau khi thu hoạch được sơ chế và đóng gói trước khi đưa ra thị trường

Để hệ thống vận hành ổn định, kỹ sư và công nhân phải thường xuyên kiểm tra chất lượng nước với tần suất 2-3 lần mỗi ngày về độ pH và chất lượng. Ngoài nước, cơ sở sản xuất rau thủy canh Đông Triều còn sử dụng chế phẩm từ xơ dừa để làm giá thể ươm cây giống, nguồn xơ dừa được nhập từ miền Nam, sau khi xử lý sạch khuẩn và mầm bệnh mới được đưa vào ươm cây non. Công dụng của giá thể là giúp cây non phát triển bộ rễ thời gian ban đầu.

Tại các vườn ươm để có các bảng thông tin chi tiết về thời gian, chủng loại rau, ngày thu hoạch

Trồng rau thủy canh khi thu hoạch sẽ được giữ nguyên rễ và được bọc trong túi nilon, vì vậy rau sẽ tươi và bảo quản được lâu hơn so với rau trồng bằng phương pháp truyền thống. Do áp dụng khoa học công nghệ cao nên cả cơ sở sản xuất rau thủy canh 188 chỉ cần 16 công nhân cho diện tích hơn 5.000 mét vuông. Được biết, hiện lượng rau do cơ sở sản xuất vẫn chưa đủ để phục vụ nhu cầu tiêu thụ hàng ngày của khách hàng đặt mua.

Theo Hoàng Trình.Báo TTV.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại199,128
  • Tổng lượt truy cập92,576,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây