Học tập đạo đức HCM

Chuyên canh cây ăn quả đặc sản, mỗi ha cho lợi nhuận gần nửa tỉ đồng ở Cai Lậy

Thứ năm - 24/08/2017 22:14
Nhờ khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế vườn theo hướng xây dựng vùng chuyên canh cây ăn quả đặc sản, nông dân huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã có thu nhập bình quân mỗi ha vườn 150 triệu đồng/năm đối với mùa thuận và đạt kỷ lục từ 300 - 400 triệu đồng/năm vào mùa nghịch, cao gấp 10 lần trồng lúa năng suất cao.

Vườn sầu riêng được mùa, được giá nhiều nhà vườn ở Cai Lậy thu về tiền tỉ. Ảnh minh họa

Tại đây, nông dân quan tâm tuyển chọn giống tốt, chất lượng cao, quy hoạch lại vườn cây một cách khoa học, lắp đặt hệ thống tưới phun tự động tiết kiệm nước, sử dụng phân hữu cơ để duy trì sự sung mãn và tăng tuổi thọ vườn cây.

 Huyện Cai Lậy đã quy hoạch phát triển vùng trồng cây ăn quả đặc sản ở phía Nam quốc lộ 1 có tổng diện tích trên 14.300 ha chuyên canh gồm các giống cây trồng có lợi thế cạnh tranh cao: sầu riêng, bưởi da xanh, cây có múi, vú sữa Lò Rèn... được thị trường trong nước và xuất khẩu rất ưa chuộng.

Đặc biệt, huyện đã thành công với việc mở rộng diện tích vườn chuyên canh sầu riêng lên trên 7.000ha, lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với các giống chất lượng cao như: Ri6, Mong Thong...

Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh, nông dân đã nâng cao năng suất sầu riêng lên 20 tấn/ha và giá bán đạt từ 25.000 - 30.000 đồng/kg/ha cho giá trị hơn 500 triệu đồng trở lên. Trong vụ nghịch vừa qua, giá sầu riêng đạt kỷ lục từ 70.000 - 80.000 đồng/kg/ha cho lợi nhuận gần 1 tỉ đồng.

Điển hình như nông dân Huỳnh Văn Kem ở xã Cẩm Sơn có 7.000m2 đất trồng chuyên canh sầu riêng. Trong năm vừa qua, ông Kem thu 20 tấn quả và với bán giá bình quân 70.000 đồng/kg, ông Kem thu về 1,4 tỉ đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Kem còn lãi khoảng 1 tỉ đồng.

Ông Huỳnh Văn Kem cho biết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản là hướng đi đúng, giúp nông dân làm giàu nhanh. Bản thân ông nhờ vườn sầu riêng chuyên canh đã dựng nên cơ nghiệp vững vàng. Huyện cũng đã được công nhận chỉ dẫn địa lý cho thương hiệu “sầu riêng Ngũ Hiệp” nhằm mở ra hướng phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh của cây trồng đặc sản này.

Ông Ngô Văn Út Một (xã Mỹ Long), bên vườn vú sữa cho thu hoạch 300 triệu đồng mỗi năm.

 Hiện nay, huyện đang có kế hoạch đẩy mạnh khuyến nông, chuyển giao khoa học kỹ thuật, kiện toàn đê bao ngăn lũ kết hợp với phát triển giao thông nông thôn nhằm tạo thuận lợi để bà con chuyển đổi diện tích vườn tạp còn lại thành vườn trồng cây ăn quả đặc sản. Huyện cũng đã đạt sản lượng trái cây các loại trên 285.000 tấn quả/năm.
Bà Nguyễn Thị Nguyên

Theo bà Nguyễn Thị Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, nhờ vào vườn chuyên canh cây ăn quả đặc sản, hầu hết nông hộ đều có cuộc sống ổn định. Nhiều hộ khấm khá hẳn lên, trở thành điển hình sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương.

Theo Hội Nông dân huyện Cai Lậy, từ năm 2000 khi hệ thống đê bao khép kín được đầu tư xây dựng, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy đã phát triển nhanh và ổn định diện tích vườn cây ăn trái với các giống cây trồng chủ lực như: Sầu riêng, bưởi da xanh, vú sữa Lò Rèn...

Để tiếp sức cho nông dân phát huy lợi thế kinh tế vườn, các cấp HND huyện Cai Lậy kết hợp ngành chức năng tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật, khuyến khích nông dân thực hiện mô hình sản xuất cây ăn trái theo hướng an toàn, đáp ứng yêu cầu thị trường. Từ đó, nông dân áp dụng vào sản xuất, tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế với 70% diện tích vườn cho thu nhập 400 triệu đồng/ha/năm.

Ngoài ra, tại các xã: Tam Bình, Ngũ Hiệp, Long Khánh, Long Trung, Tân Phong và Nhị Quí đã hình thành vùng sản xuất cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP với các loại cây trồng như sầu riêng, nhãn, chôm chôm, bưởi da xanh.

Theo Bình Châu (Tổng hợp)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập220
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm207
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại201,360
  • Tổng lượt truy cập92,579,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây