Học tập đạo đức HCM

Đam mê làm giàu với nấm

Chủ nhật - 05/11/2017 22:08
Hiếm có ai đam mê trồng nấm như ông Lê Công Khanh (43 tuổi, ở thôn Tân Lập B, xã Đăk Hring, H.Đăk Hà, Kon Tum). Trải qua bao sóng gió, nay nhờ cây nấm mà gia đình ông có thu nhập ổn định, từng bước vươn lên làm giàu.
Sóng gió từ nấm
Năm 1998, Lê Công Khanh xuất ngũ, lập gia đình rồi đi học tại Trường cao đẳng Xây dựng Hà Nội. Học xong, ông xin vào dạy hợp đồng tại Trung tâm dạy nghề H.Đăk Hà. Một lần đi bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, ông được đi tham quan trang trại nấm ở H.Củ Chi (TP.HCM) rồi đâm ra mê nấm. Cuối năm 2012, ông xin nghỉ việc ở Trung tâm dạy nghề H.Đăk Hà để chuyển qua trồng nấm, trong sự ngỡ ngàng của cơ quan, gia đình và vợ.
"Ai cũng nói tôi điên. Có công việc ổn định lại bỏ, đi tìm cái viển vông là làm nấm", ông Khanh kể. Ngày đó, để đeo đuổi đam mê với nấm, ông Khanh bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu. Kiếm được ít tiền, nghe nơi nào làm nấm hay, hiệu quả, ông bỏ hàng tuần, nửa tháng đến tận nơi tham quan, học nghề. Phương tiện di chuyển chỉ là chiếc xe máy cà tàng. Dấu chân ông in khắp các địa phương từ TP.HCM, Đắk Lắk, Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam đến Đà Lạt (Lâm Đồng). Năm 2014, ông Khanh mở xưởng làm nấm với diện tích 100 m2, chủ yếu đóng bịch phôi và nuôi nấm linh chi, nấm mèo, nấm sò.
Đam mê làm giàu với nấm1
Máy trộn mùn cưa ông Khanh tự tay làm
"Cuối năm 2014, tôi vừa nuôi nấm, thuê lao động, vừa đi tìm nơi nuôi nấm giỏi để bù vào kiến thức cá nhân", ông Khanh cho biết. Dù tần tảo vậy nhưng thời gian đầu chỉ toàn thất bại ê chề khiến gia đình ông Khanh hết nhẫn nại, niềm tin. Năm 2015, vợ ông Khanh đưa đơn ra tòa ly dị, không phải hết tình, hết nghĩa mà vì không chấp nhận kiểu làm ăn của chồng.
 
 
Đam mê làm giàu với nấm - ảnh 2

Những ai đã làm với ông Khanh thì không bao giờ chịu thiệt. Bởi ông chơi đẹp như người lính

Đam mê làm giàu với nấm - ảnh 3
 

Ông Đặng Thế Quyết, Chủ tịch UBND xã Đăk Hrinh

 
Quả ngọt
Những ngày vợ chia tay, ông Khanh thui thủi một mình ăn, một mình làm, nhưng lòng đầy quyết tâm: phải thành công với nghề nấm. Do vốn ít nên không dám thuê nhiều lao động, ông Khanh phải dậy 4 giờ sáng đóng bịch phôi nấm, đưa vào lò hấp, đến nửa đêm mới xong công việc, đi ngủ. Thiếu vốn sản xuất, có thời điểm ông Khanh chạy vạy vay ngân hàng, có khi vay không được phải đi "vay nóng" để có vốn làm ăn.
Cuối năm 2015, ông Khanh thu trái ngọt đầu tiên từ nấm rơm, nấm sò, nấm mèo và nấm linh chi được hơn 200 triệu đồng, chưa kể hàng tạ nấm ông mang biếu bà con và những người đã động viên, ủng hộ ông trong những lúc sóng gió. “Cầm tiền trên tay, tôi khóc vì mừng, cuối cùng mình đã thành công và có lời. Mừng hơn nữa là cũng trong thời gian này, tôi năn nỉ, thuyết phục vợ "gỡ án" cho mình và 2 vợ chồng đi đăng ký kết hôn trở lại, gia đình đoàn tụ như xưa”, ông Khanh bộc bạch.
Làm như người lính
Bước qua năm 2016 đến nay, ông Khanh mở rộng khu vực trang trại nấm lên 9.000 m2, khu ươm giống 1.500 m2, tập trung chủ yếu hai loại chủ lực là nấm sò và linh chi. Khi sản xuất nấm ổn định, ông Khanh tìm đầu ra và bán khắp vùng miền như Đà Nẵng, TP.HCM, Phú Yên… Đáng nói là ngoài bán nấm, ông còn bán cả bịch đã cấy phôi sẵn cho những ai muốn tự mình nuôi nấm. Năm 2016, tổng doanh thu từ trại nấm của ông Khanh là 600 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, lãi gần 150 triệu đồng. Từ đầu năm đến tháng 10.2017, ông Khanh ước doanh thu đạt 1 tỉ đồng, lãi chừng 250 triệu đồng. "Lãi không cao, vì tôi thuê nhân công với giá cao, bán hàng phải chăng chứ không làm giá", ông Khanh giải thích.
Ngoài trại nấm ở thôn Tân Lập, ông Khanh đang nuôi nấm dưới tán rừng Ngọc Linh, làm rượu nấm linh chi và mở rộng quy mô để phát triển mạnh trong tương lai.
Ông Đặng Thế Quyết, Chủ tịch UBND xã Đăk Hrinh (H.Đăk Hà), cho biết mô hình trại nấm của ông Lê Công Khanh được địa phương đưa ra làm điểm. Hiện nay, trại nấm này đã được cấp thêm 6.000 m2 đất ông để mở rộng sản xuất, hướng dẫn cho bà con trong vùng làm nấm, tạo thu nhập ổn định. "Những ai đã làm với ông Khanh thì không bao giờ chịu thiệt. Bởi ông chơi đẹp như người lính", ông Quyết nói.

Phạm Anh/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập695
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm694
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,036
  • Tổng lượt truy cập93,173,700
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây