Học tập đạo đức HCM

Tỉ phú lồng bè trên sông Hậu

Chủ nhật - 05/11/2017 22:10
Ngoài nuôi cá thác lác cườm trong lồng bè trên sông Hậu, ông Lý Văn Bon còn thành công với ý tưởng nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch đem lại nguồn thu nhập “khủng”.
Không chỉ là một trong những người đầu tiên ở vùng đất Nam bộ đưa con cá thác lác cườm từ ao hầm sang nuôi lồng bè trên sông Hậu, ông Lý Văn Bon còn là người thành công với ý tưởng nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch đem lại nguồn thu nhập “khủng”. 
Xóa nợ nhờ cá thác lác
Ông Lý Văn Bon (Bảy Bon, 56 tuổi, ngụ KV.1 Cồn Sơn, P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) kể cơ duyên đến với nghề nuôi cá rất đặc biệt. Đó là năm 1998, khi đang làm việc tại Chi cục Hải quan tỉnh Cà Mau, trong một lần làm thủ tục nhập hàng, ông gặp ông Philip là tiến sĩ chuyên ngành thủy sản người Pháp và được nghe ông chia sẻ về kết quả nghiên cứu trên sông Mê Kông. Ông Philip cho biết tại Cần Thơ, dòng sông Hậu dưới chân Cồn Sơn nước chảy rất mạnh, có dòng nước xoáy nên cá chẽm và các loại cá khác tập trung về đây sinh sôi nảy nở rất nhiều… Vì vậy, đây là vị trí rất tốt để đặt bè nuôi cá. 
Với thực tế được kiểm chứng cũng như những luận điểm chắc chắn của ông Philip, ông Bảy Bon thấy được hướng đi đúng đắn với nghề mà ông đã từng ấp ủ nên quyết định xin nghỉ làm việc ở hải quan, về khu Cồn Sơn phát triển nghề nuôi cá lồng bè. Năm 2000, nhận thấy cá diêu hồng dễ nuôi, đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn lại cho thu nhập khá cao nên ông chọn nuôi loại cá này. Vài năm sau, giá cá diêu hồng tuột dốc không phanh dẫn đến thua lỗ tiền tỉ.
Tỉ phú lồng bè trên sông Hậu1
Ông Bảy Bon
Không nản lòng, ông Bảy Bon quyết định đi học hỏi và nghiên cứu ở nhiều nơi để tìm hiểu mô hình nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao. Tình cờ ông quen được ông Tư Kháng (quê Hậu Giang), là người thành công với mô hình nuôi cá thác lác lấy thịt làm chả và Surimi xuất sang Nhật. Sau khi được ông Tư Kháng tư vấn, năm 2012, ông Bảy Bon chuyển hướng đầu tư nuôi 250.000 con cá thác lác cườm, đến khi thu hoạch xuất bán 70 - 80 tấn, thu lợi nhuận trên 2 tỉ đồng, xóa được số nợ do thua lỗ khi nuôi cá diêu hồng. Từ đó ông gắn bó với con cá thác lác cho đến hôm nay. 
Nuôi cá kết hợp với du lịch
Ông Bảy Bon hiện sở hữu trên 30 lồng bè cá lớn nhỏ với diện tích hơn 5.000 m2, trị giá gần 20 tỉ đồng. Trong những bè nuôi có rất nhiều loại cá như ba sa, chạch lấu, cá hô… nhưng chủ lực vẫn là cá thác lác cườm. Để duy trì, phát triển và gắn bó lâu dài với cá thác lác cườm, ông đã đẩy mạnh mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp làm du lịch. “Dưới sông có bè cá, trên cồn có cây trái, du khách đến đây tha hồ thưởng thức các loại đặc sản cây nhà lá vườn của vùng đất Nam bộ”, ông Bảy Bon nói. Lúc đầu mỗi tháng chỉ có vài chục người đến tham quan lồng bè, dần dần mỗi ngày có hàng trăm du khách đến đây.
Bên cạnh đó, ông còn mở ra cơ sở sản xuất cung cấp các món ăn đặc sản như: cá thác lác rút xương, thác lác muối sả… với tiêu chí thực phẩm phải đạt chất lượng và sạch, qua đó tạo việc làm cho 30 lao động địa phương. 
Ông Bảy Bon cho biết, hiện nay mỗi ngày ông xuất bán 300 - 500 kg cá tươi cho các đại lý, thương lái ở TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành lân cận. Mỗi năm, ông cho xuất bè vài chục tấn các loại cá đặc sản và tôm càng xanh; trong đó chỉ riêng cá thác lác cườm đã đem lại nguồn thu cho gia đình ông vài tỉ đồng/năm.
Bên cạnh các loại cá nuôi chủ lực để phát triển du lịch, ông Bảy Bon đang nuôi thử nghiệm một số loại cá độc đáo khác. Điển hình, ông huấn luyện đàn cá chép Koi trên 700 con. Du khách đến đây có thể tận tay sờ cá, cho cá ăn hoặc gọi cá ngoi lên bú bình. Bên cạnh đó, ông còn đưa cá hồng vĩ (loài thủy ngư của vùng rừng Amazon) với trọng lượng “khủng” lên hồ để khách chiêm ngưỡng. “Đàn cá được nuôi khoảng 6 năm nhưng không thất thoát con nào, mỗi con có trọng lượng trên 10 kg. Tại ĐBSCL cũng như cả nước, khó ai có thể sở hữu được cá hồng vĩ có trọng lượng “khủng” như ở đây”, ông Bảy Bon tự hào.

Duy Tân/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập723
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm722
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại796,258
  • Tổng lượt truy cập93,173,922
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây