Học tập đạo đức HCM

'Đánh thức' giá trị thương mại cây dược liệu

Thứ năm - 25/01/2018 08:20
Cùng với sâm Ngọc Linh, sự góp mặt của nhiều loại cây dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao khác đã biến Quảng Nam thành “thủ phủ” cây dược liệu của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tiềm năng phát triển nguồn nguyên liệu này chưa thật sự tương xứng, vẫn còn nhiều bỏ ngỏ; các cấp, ngành đang phải loay hoay giải bài toán đưa thương hiệu dược liệu xứ Quảng “thoát xác” từ danh xưng lưu truyền thành sản phẩm thương mại hóa. Vấn đề này đã được tập trung bàn thảo tại tọa đàm “Giải pháp xúc tiến đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh, cây dược liệu và công nghiệp dược liệu tỉnh Quảng Nam” do Báo Quảng Nam phối hợp tổ chức cùng UBND H. Nam Trà My ngày 24-1.

 

Cùng với sâm Ngọc Linh, nhiều cây dược liệu có giá trị trên địa bàn Quảng Nam đang gặp thách thức trong vấn đề nhân giống.

TIỀM NĂNG LỚN “NGỦ QUÊN”

Nhấn mạnh về tiềm năng nguồn tài nguyên dược liệu trên địa bàn tỉnh, ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Bạn bè quốc tế, Chính phủ cũng đã công nhận Quảng Nam chính là “cái nôi” có tiềm năng lớn về cây dược liệu. Trong đó, kể đến những loại cây có giá trị kinh tế cao như sâm Ngọc Linh, quế, hồi, hòe, sa nhân, kim tiền thảo, đinh lăng, thảo quả, nghệ… Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển nhiều cây dược liệu quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao đã thu hút nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp tìm đến. Tuy nhiên, điều đáng buồn là trong suốt thời gian qua, với nhiều khó khăn, thách thức, cây dược liệu xứ Quảng vẫn chưa thực sự được nâng tầm, đúng với tiềm năng sẵn có.

Thống kê cho thấy, Quảng Nam là địa phương khá phong phú, đa dạng về chủng loại cây dược liệu, trong đó 36 loài cây thuốc nằm trong “sách đỏ Việt Nam”, có trên 832 loài, 539 chi, 190 họ thực vật làm thuốc. Hiện, diện tích cây dược liệu dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh khoảng 500 ha, chủ yếu là sâm Ngọc Linh 68ha, đương quy 50ha, ba kích 48ha, sa nhân 40ha…, cùng một số cây dược liệu quý khác như: ngọc cẩu, lan kim tuyến, chè dây, ngũ vị tử… “Có được những kết quả đáng mừng như vậy chính là nhờ vào điều kiện tự nhiên, nhiều vùng trên địa bàn tỉnh chỉ cần trồng một cách khoa học, bài bản là cho kết quả cao. Minh chứng rõ nhất cho điều đó là sâm Ngọc Linh, sản phẩm vừa được công nhận thương hiệu quốc gia”, ông Đặng Ngọc Phái, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho hay.

Cũng theo ông Phái, nhiều vùng có tiềm năng nhưng lại chưa được quan tâm, đầu tư đúng hướng; việc nhân giống cây chất lượng còn gặp nhiều thách thức. “Điều quan trọng nhất là phải thật sự có một “chất xúc tác” giúp gắn kết giữa tiềm năng – đầu tư – định hướng phát triển một cách cụ thể, chính xác. Quảng Nam là “thủ phủ” nguồn dược liệu thì ai cũng biết nhưng thực tế nó đang bị “ngủ quên”, nếu không đánh thức sẽ là một sự lãng phí vô cùng lớn”, ông Phái nhấn mạnh.

CẦN CÁI “BẮT TAY” BỀN CHẶT

Những năm qua, Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo, có những quan tâm sát sườn, ban hành nhiều chính sách giúp thúc đẩy, phát triển nguồn tài nguyên dược liệu. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng, những chính sách ban hành vẫn còn xa vời, khó đưa vào áp dụng thực tế. Theo ông Trần Anh Tuấn - Phó Giám đốc Cty DaNaCo, giống sâm Ngọc Linh đang có chiều hướng ngày một xấu đi bởi quá trình nhân giống còn gặp nhiều khó khăn, khó đảm bảo chất lượng thế hệ cây con. “Đơn cử như cây sâm không thể sống một mình mà nó phải nhờ vào các loại cây ký sinh khác thì mới mang lại chất lượng tốt nhất, song hiện nay nhiều đơn vị trồng sâm chưa thật sự quan tâm đến điều đó. Hơn thế, nhiều vùng sâm cũng như các cây dược liệu hiện vẫn đang còn trồng với quy mô nhỏ lẻ, chưa thật sự tập trung”, ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, một hạn chế nữa là đến bây giờ vẫn chưa có một đơn vị, cơ quan độc lập nào đứng ra quản lý trực tiếp, điều hành, định hướng phát triển nguồn dược liệu. Bởi, trên thức tế có đến 3-4 đơn vị liên quan, mỗi bên một ít cùng theo dõi, giám sát nên dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Không những thế, một bất cập nữa là doanh nghiệp muốn đầu tư, sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế từ nguồn dược liệu phải đối mặt với bài toán tìm nguồn nguyên liệu không ra. Nhiều doanh nghiệp vừa lo đầu tư sản xuất lại tốn nhiều vốn, công sức vào vấn đề nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch. “Cái quan trọng nhất bây giờ là cần sự vào cuộc mạnh mẽ giữa các bên, cần cái “bắt tay” bền chặt giữa người dân – doanh nghiệp – cơ quan chức năng. Tất cả phải có trách nhiệm trong việc làm sống lại nguồn tài nguyên dược liệu vốn có của xứ Quảng”, ông Tuấn trao đổi.

Ông Lê Trí Thanh chia sẻ, lãnh đạo tỉnh rất trăn trở về việc làm sao đưa ngành dược tại Quảng Nam phát triển tương xứng với tiềm năng. Việc chỉ một vấn đề mà nhiều năm qua các đơn vị vẫn loay hoay tìm giải pháp cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan. Kể đến như đã có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chưa có đề tài nào đi đến kết luận cuối cùng về nhân giống vô tính đạt hiệu quả, chất lượng; nhiều doanh nghiệp đăng ký, ngỏ ý trồng sâm nhưng thiếu giống. “Nhằm có hướng khắc phục nhanh nhất, hiện Bộ KH&CN đã đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu, định hướng, phát triển nguồn dược liệu ở hai tỉnh Kon Tum, Quảng Nam. Dự kiến khi đi vào hoạt động, Trung tâm sẽ là “bệ phóng”, có những chiến lược dài giúp nhân giống, phát triển nhiều vùng dược liệu với quy mô lớn và có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư phát triển phù hợp, hiệu quả”, ông Thanh nói.

Theo Phi Nông/cadn.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,084,255
  • Tổng lượt truy cập92,257,984
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây