Học tập đạo đức HCM

Điền Xá: Trồng cỏ Nhật “hái ra tiền”

Thứ hai - 27/08/2018 22:17
Xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) nhờ có thêm nghề trồng cỏ Nhật mà người dân nơi đây có thu nhập ổn định hơn.
Nghề trồng cỏ Nhật đã giúp được nhiều gia đình ở xã Điền Xá (Nam Trực, Nam Định) có thu nhập ổn định, sắm ô tô, xây nhà lầu. Họ tận dụng triệt để những bãi đất nằm ven bờ sông Hồng để trồng cỏ cho thuận tiện việc tưới tiêu.
nam-định4.jpg
Người dân Điền Xá thu hoạch cỏ Nhật
Chia sẽ về nghề này, Chủ tịch Hội nông dân xã Điền Xá - ông Đỗ Duy Trường cho hay, toàn xã có khoảng 1.000ha trồng cỏ Nhật. Cỏ Nhật được trồng tại các cánh đồng và ven bờ sông Hồng. Tập trung ở các thôn Lã Điền, Trừng Yên, Phú Hào, Vị Khê.
 
Ngoài ra, người dân nơi đây còn thuê thêm ruộng ở các xã lân cận để mở rộng diện tích trồng cỏ Nhật. Thậm chí, có hộ gia đình sang tận các xã ven sông của tỉnh Thái Bình thuê lại đất để trồng loài cỏ này.
 
Cũng theo ông Trường, với đầu ra ổn định, triển vọng phát triển nghề trồng cỏ ngày càng cao, trồng ra bao nhiêu cũng không đủ cung cấp, vì thị trường nhu cầu ngày càng lớn. Nghề trồng cỏ Nhật không yêu cầu nguồn nhân lực quá cao, kỹ thuật đơn giản, dễ chăm sóc. “Nghề trồng cỏ Nhật phát triển tại địa phương đã gần 10 năm nay. Đây là một nghề không tốn sức lao động, mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân. Tận dụng được lao động dư thừa, giải quyết việc làm cho hầu hết nông dân cả phụ nữ và người đã lớn tuổi trong những lúc nông nhàn”, ông Trưởng thổ lộ.
nam-định3.jpg
Nhờ nghề trồng cỏ Nhật, người dân nơi đây có thu nhập cao
Chạy dọc theo đường đê ven bờ sông Hồng, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những ruộng cỏ xanh mướt. Dưới ruộng, bà con nông dân đang cặm cụi thu hoạch cỏ.
 
Chị Nguyễn Thị Ngọc (thôn Phú Hào) tâm sự, năm 2009, gia đình chị bắt đầu trồng cỏ Nhật. Mấy năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng cỏ Nhật để trang trí ở các khu du lịch, khách sạn, sân golf phát triển nên lượng tiêu thụ nhiều, vì vậy, gia đình chị đã mở rộng diện tích trồng cỏ. Đến nay, diện tích đã mở rộng lên tới 1 mẫu.
 
Với gần 10 năm kinh nghiệm trồng cỏ Nhật, theo chị Ngọc, cỏ Nhật sống khỏe, trồng rất dễ, không tốn sức lao động, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Chỉ việc trồng cỏ xuống nền đất ẩm, chăm sóc cẩn thận là cỏ sống, phát triển nhanh. Trồng một lần là thu hoạch mãi mãi.
 
Trong quá trình chăm sóc cỏ, người trồng cỏ phải phun thuốc trừ sâu, phun thuốc trừ cỏ dại, bón phân đạm để cỏ xanh, mọc đều, đẹp. Đặc biệt, phải tưới nước thường xuyên để đất trồng luôn giữ ẩm.
 
Chỉ tay vào những cuộn cỏ vừa thu hoạch, chị Ngọc bộc bạch, nếu chăm sóc tốt, 1 năm thu được 3 vụ. Với giá bán dao động từ 10 - 30.000 đồng/m2, tùy vào từng thời điểm, sau khi trừ tất cả các chi phí, gia đình chị “đút túi” 7 - 9 triệu đồng/sào/vụ.
nam-định1.jpg
Nhờ nghề trồng cỏ Nhật, người dân nơi đây có thu nhập cao.
Ông Phạm Văn Diệu một hộ dân cho biết, muốn cỏ đẹp, mọc dày thì phải dặm cỏ vào khoảng đất trống. Sau đó, bón đạm cho cỏ dặm nhanh bén rễ, xanh lá. Muốn cỏ đẹp hơn nữa thì sau một tháng, tính từ ngày thu hoạch, người trồng cỏ nên dùng máy cắt cỏ cắt hớt ngọn cỏ để cỏ mọc đều, nhìn mát mắt hơn, để có những thảm cỏ xanh mát, đảm bảo chất lượng bán cho khách hàng thì mùa nắng nóng phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm, còn mùa mưa thì phải khơi thông rãnh thoát nước đảm bảo không để cỏ bị ngập nước. Trong 4 mùa, mùa đông là cỏ phát triển chậm nhất.
 
Ông Diệu khẳng định, trồng cỏ cho thu nhập cao hơn trồng lúa, đầu ra luôn ổn định, nhiều khi không đủ cỏ để bán cho khách hàng. Đặc biệt, vào dịp cuối năm, nhiều nơi như Cty, khách sạn, khu du lịch… cần cỏ để trang trí nên lượng tiêu thụ cỏ lại càng nhiều. Để có cỏ trang trí, làm đẹp cơ quan dịp cuối năm, nhiều đơn vị về trước cả tháng trời để đặt cọc tiền với người dân.
 
Theo tính toán của ông Diệu, với 1 mẫu cỏ, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về gần 250 triệu đồng.\ 
Theo Hữu Thắng/baokinhtenongthon
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,375
  • Tổng lượt truy cập90,258,768
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây