Học tập đạo đức HCM

Nông dân có giàu mới tăng tốc được nông thôn mới

Thứ hai - 27/08/2018 04:02
Để tăng tốc Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Long An quyết định đẩy nhanh tái cơ cấu nông nghiệp nhằm tăng thu nhập ở nông thôn, để người dân có điều kiện tham gia sâu vào xây dựng NTM.

Theo ông Phan Văn Liêm - Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Long An, lựa chọn tái cơ cấu vật nuôi, cây trồng là bước đi đúng đắn nhằm tăng thu nhập khu vực nông thôn. “Mức sống có tăng lên thì người dân mới có điều kiện cùng chính quyền xây dựng nông thôn mới”- ông Liêm bộc bạch.

“Làn gió” làm ăn mới

 nong dan co giau moi tang toc duoc nong thon moi hinh anh 1

Nhờ nguồn lợi thu được từ thanh long, nhiều tuyến đường ấp ở huyện Châu Thành đã được bê tông hóa. Ảnh: Trần Đáng

Theo ông Nguyễn Chí Thiện - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Long An, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng NTM, tỉnh Long An đã hình thành vùng sản xuất lúa ở Đồng Tháp Mười với diện tích 20.000ha, vùng rau an toàn 2.000ha, vùng thanh long 2.000ha, vùng chăn nuôi bò thịt, vùng sản xuất tôm ứng dụng công nghệ cao… Việc tái cơ cấu này đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, như: lợi nhuận thanh long khoảng 500 triệu đồng/ha/năm, chanh  khoảng 150.000 đồng/ha/năm…

Ông Võ Văn Vấn - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Châu Thành cho biết: Hiện nay, hơn 80% (khoảng 8.000ha) diện tích nông nghiệp của huyện Châu Thành phủ kín màu xanh cây thanh long. 12 xã, thị trấn đều lấy cây thanh long làm cây chủ lực phát triển kinh tế. Bình quân mỗi ha thanh long, người dân thu lợi nhuận 300 - 500 triệu đồng/năm. Thậm chí, có hộ thu cả tỷ đồng/ha/năm.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Vạn Thạnh (xã Hiệp Thạnh) Nguyễn Vạn Thành chia sẻ, hiện HTX có 120ha với hơn 100 hộ tham gia trồng thanh long sạch. “Trước khi trồng thanh long, nhìn chung hộ nào trong HTX cũng khó khăn. Từ khi liên kết sản xuất, cây thanh long đã trở thành cây làm giàu cho các hộ dân trong HTX”- anh Thành thổ lộ.

Không những thế, cây thanh long còn tạo việc làm cho lao động địa phương. Cứ mỗi ha thanh long cần ít nhất 2 lao động thường trực để chăm bón. Tính ra mỗi ngày 16.000 lao động phải ra đồng đeo bám cây thanh long làm cỏ, bón phân, xịt thuốc… Đấy là chưa kể huyện có hơn 100 cơ sở thu mua thanh long. Mỗi cơ sở thuê mướn khoảng 40 lao động với mức 30.000 đồng/giờ.

Trong khi đó, tại xã Tân Lân (huyện Cần Đước) đã hình thành khu vực chăn nuôi gà tập trung lớn nhất tỉnh Long An. Theo UBND xã, trên địa bàn đang có 93 trang trại nuôi gà đẻ công nghiệp, 360 gia trại nuôi gia cầm… Đây là khu vực trước đây chỉ chăn nuôi gia cầm nhỏ.

Ông Dương Văn Tỷ (xã Tân Lân) cho biết, hiện gia đình ông nuôi gần 20.000 gà đẻ trứng. Với tổng diện tích trang trại 12.000m2, xây dựng đúng tiêu chuẩn an toàn sinh học, theo chuỗi quy trình khép kín, bình quân mỗi ngày ông cung cấp cho thị trường hơn 15.000 trứng. Trừ hết chi phí, ông thu lãi hơn hơn chục triệu đồng/ngày. 

“Trước đây tôi làm ruộng, đi ghe nhưng thu nhập không ổn định. Được chính quyền khuyến khích sản xuất, tôi vay vốn, xây dựng trang trại nuôi gà đẻ. Từ chỗ chỉ nuôi 6.000 con gà, đến nay, số gà đẻ tăng lên gấp 3 lần”- ông nói.

Bí thư Huyện ủy Cần Đước Nguyễn Việt Cường cho biết,  bên cạnh việc duy trì và phát triển nghề sẵn có tại địa phương, huyện luôn tạo mọi điều kiện khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, du nhập mở rộng nghề mới.

Phát huy vai trò chủ thể

Có thể thấy, Chương trình xây dựng NTM đã làm thay đổi diện mạo nông thôn của tỉnh Long An. Trong đó, có sự đóng góp to lớn của nhân dân qua việc hiến đất, góp tiền của, công sức... chung lòng xây dựng quê hương.

Từ hiệu quả kinh tế cây thanh long mang lại, đời sống người dân huyện Châu Thành mấy năm nay cũng khá giả hơn, góp phần rất lớn trong việc xây dựng NTM. “Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn cũng tốt hơn. Bà con bây giờ xây dựng nhà cửa khang trang, đầy đủ tiện nghi, phương tiện đi lại. Tại các xã, nông dân mua sắm ô tô khá nhiều, len lỏi chạy khắp xóm, ấp. Đặc biệt, khi “rủng rỉnh tiền” nông dân bắt đầu đóng góp nhiều hơn cho phát triển nông thôn. Giờ bà con nông dân kết hợp với chính quyền làm hết. Thậm chí, nhà văn hóa xã, ấp do bà con nông dân tự đóng tiền làm”- ông Vấn bộc bạch.

Ông Tám Sâm (Nguyễn Văn Hồng, xã An Lục Long) cho biết, khi chính quyền địa phương có chủ trương thực hiện bê tông hóa tuyến đường Ông Nhạc dài 1.600m theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, ông tự nguyện đóng góp hơn 100 triệu đồng. Không những thế, ông còn tích cực vận động người dân sống hai bên đường đóng góp tiền xây dựng tuyến đường này.

Bà Nguyễn Thị Trinh-Bí thư Đảng ủy xã Tân Lân cũng cho biết, khi đời sống “dễ thở” người dân sẵn lòng chia sẻ với chính quyền để xây dựng NTM. “Bà con ở đây đã hiến hơn 8.000m2 đất, đóng góp 21 tỷ đồng để cải tạo hạ tầng giao thông…”- bà nói.

 Theo Trần Đáng/baodanviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay21,483
  • Tháng hiện tại177,767
  • Tổng lượt truy cập92,555,431
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây