Học tập đạo đức HCM

Độc nhất vô nhị trồng măng tây xanh vùng ven biển, thu 3 triệu đồng/ngày

Thứ ba - 21/03/2017 04:25
Khí hậu thất thường của miền Bắc là khó khăn đáng kể đối với người trồng măng tây xanh, đặc biệt là vùng ven biển có nhiều gió, bão. Là hộ tiên phong trồng măng tây xanh ở huyện Vĩnh Bảo - một địa phương ven biển của TP Hải Phòng, gia đình bà Bùi Thị Dung (thôn Quốc Tuấn, xã Cổ Am) đã thu được hiệu quả kinh tế cao và ổn định.

Chinh phục cây trồng khó tính

Là giống cây có nguồn gốc từ nước ngoài, hiện măng tây xanh đã được trồng khá phổ biến ở miền Nam nước ta. Tuy nhiên, đối với nhiều địa phương miền Bắc, đây vẫn là đối tượng cây trồng mới. Năm 2012, khi gia đình bà Dung bắt đầu trồng măng tây xanh trên cánh đồng của thôn, hầu hết người dân quanh vùng không biết đó là cây gì.

 

Vườn măng tây xanh của gia đình bà Dung


 

“Một số bà con đoán là cây thì là, còn cán bộ khuyến nông địa phương ngờ rằng có thể đó là một giống cây bị nhà nước cấm trồng. Chính quyền và ngành nông nghiệp địa phương còn cho người giám sát xem nhà tôi trồng cây gì!” - bà Dung kể.

Gia đình bà phải thuê gom ruộng liền kề của 90 hộ dân mới được 1ha, trồng được 18 nghìn cây măng tây. Khi đó, giá cây giống là 15 nghìn đồng/cây (hiện nay giá thị trường giảm còn 10 nghìn đồng/cây). Đây là giống cây lâu năm, trồng một lần có thể thu hoạch liên tục trong 5 năm trở lên.

Đến nay, sau 5 năm gắn bó với cây măng tây xanh, vợ chồng bà Dung đã nắm rõ “tính nết” cũng như kỹ thuật ươm giống, trồng và chăm sóc loài cây ngoại lai này. Theo bà Dung, măng tây xanh là cây trồng khó tính, lại nhạy cảm với thời tiết nên điều kiện khí hậu thất thường ở miền Bắc là một bất lợi lớn. Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, cây không lên măng. Thời tiết hanh khô cũng khiến cây dễ bị chết. Thêm vào đó, khí hậu nhiều gió, bão vùng ven biển cũng là “khắc tinh” của măng tây xanh – một loài thân thảo, cây rất mềm yếu. Bão cấp 7, cấp 8 là thân cây bị gãy.

Giống cây này cần kỹ thuật trồng, chăm sóc rất cầu kỳ. Đất trồng tốt nhất là đất phù sa pha cát, loại đất bãi bồi ven sông màu mỡ và thoát nước tốt. Nếu trồng trên đất thịt ở ruộng thì khó làm hơn, cây măng kém hơn. Sau 5 năm liên tục nuôi cây măng tây, loại đất thịt sẽ bị chai lì đi, trong khi đất phù sa vẫn có độ tơi xốp.

Vì cây măng tây không chịu được ngập úng nên ở vườn của gia đình, bà Dung lên luống cao khoảng 0,3m, giữa các luống là rãnh thoát nước. Mỗi luống trồng 2 hàng, các hàng cách nhau khoảng 0,7m. Cây cách cây 0,5m. Mỗi hốc trồng một cây, được bón lót bằng phân chuồng ủ mục.

09-25-11_img_3352
Măng tây xanh là cây trồng khó tính

09-25-11_img_3352


 

 

Cách mặt luống khoảng 0,8 - 1m, chủ vườn căng lưới đỡ cây nhằm bảo vệ cây trước mưa gió, giúp cây không bị đổ, giữ dáng thẳng, phát triển thuận lợi. Đây là loại lưới cước đỡ cây trồng được dùng phổ biến hiện nay, với kích thước mắt lưới khoảng 16cm x 16cm. Lưới căng song song với mặt luống, được giữ cố định bởi các cọc tre cắm dọc hai bên mép luống.

Bà Dung chia sẻ: “Cây măng tây rất kỵ thuốc hóa học, nếu dính thuốc diệt cỏ là cây chết. Thậm chí, khi phun thuốc trừ cỏ ở bờ mương xung quanh vườn mà để bay bụi thuốc vào vườn thì cây cũng chết. Vì thế, phải nhổ cỏ hoàn toàn bằng tay. 1ha măng tây nhà tôi luôn phải có 4 - 5 người làm cỏ liên tục hằng ngày”.

Để thu được những cây măng mềm, ngọt, cần luôn giữ độ ẩm đất khoảng 60 - 70%. Bên cạnh đó, bón phân chuồng ủ mục cho cây mỗi năm 2 lần. Chủ vườn luôn phải kiểm tra, theo dõi vườn cả ngày lẫn đêm để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Đặc biệt là sâu hại cây hoạt động mạnh về ban đêm, cần bắt thủ công.

Cây cho thu hoạch sau 4 tháng xuống giống. Măng dài 20 - 35cm có thể cắt. Từ năm thứ 2 trở đi, vào mùa thu hoạch chính từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch, vườn măng tây rộng 1ha của bà Dung cho thu liên tục mỗi ngày 40 - 60kg măng.
 

Nỗ lực tìm đầu ra

Vợ chồng bà Dung còn nhớ như in những ngày đầu chạy đôn chạy đáo tìm mối bán măng tây xanh. Khi đó, người dân vẫn chưa quen với loại thực phẩm quý rất giàu dinh dưỡng này.

09-25-11_img_3359
Gốc măng phơi khô, dùng hãm trà hoặc ngâm rượu rất thơm, tốt cho sức khỏe

09-25-11_img_3359


 

 

Cả gia đình bà đã bỏ ra rất nhiều công sức để giới thiệu, chào bán sản phẩm. Người làm tờ rơi, người trực tiếp mang sản phẩm đến các siêu thị, nhà hàng… khắp Hải Phòng nhưng thường xuyên nhận được những cái lắc đầu thờ ơ. Trong khi đó, từ năm thứ 2, thứ 3 trở đi, sản lượng thu hoạch tăng cao, mỗi ngày hái được 60 - 80kg măng. Măng dồn đống vào, không bán được ngay, gia đình bà Dung phải mua thêm mấy tủ lạnh để bảo quản, rồi còn gửi nhờ nhà lạnh của những nhà trồng nấm gần đó… Cũng có lúc phải đổ bỏ hàng mấy tạ măng.

Gia đình bà huy động mọi người trong nhà, anh em họ hàng tiếp thị, bán hàng giúp… Phải mất 3 năm nỗ lực mở thị trường, đặt đại lý, gia đình bà Dung mới có được một số mối bán hàng tương đối ổn định. Đến nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm măng tây xanh, số mối tiêu thụ nhiều lên. Ngày nào cũng vậy, cứ sáng sớm, bà Dung hái măng, sơ chế, đóng gói rồi gửi xe khách chở đến các đại lý ở Hà Nội, Hải Phòng…

Hiện nay, với giá bán 50 nghìn đồng/kg măng, mỗi ngày gia đình bà thu khoảng 3 triệu đồng từ 1ha măng tây xanh. Ngoài ra, họ còn có sản phẩm gốc măng phơi khô dùng để hãm trà hay ngâm rượu, giá bán 100 nghìn đồng/kg.

Đã có nhiều đoàn từ Hải Phòng và các địa phương bạn như Hải Dương, Thái Bình… đến tham quan, tìm hiểu mô hình trồng măng tây xanh của gia đình. Bà Dung chia sẻ với họ, trồng măng tây cần đầu tư ban đầu lớn (trên 200 triệu đồng/ha), hằng năm mỗi ha cần thêm chi phí phân bón, nhân công, thuê đất… khoảng 250 - 300 triệu đồng nữa. Hơn nữa, giống cây này đòi hỏi kỹ thuật khó, nhiều công chăm sóc. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch dài, hiệu quả kinh tế cao, ổn định.

 

HÂN MINH
Nguồn: NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập144
  • Hôm nay35,031
  • Tháng hiện tại1,002,575
  • Tổng lượt truy cập93,380,239
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây