Quy hoạch và xây dựng thương hiệu
Tại hội thảo “Một số kết quả nghiên cứu và hướng phát triển DL tỉnh An Giang”, các nhà khoa học ở các trường đại học trong và ngoài nước đều đánh giá An Giang là vùng có tiềm năng lớn về cây DL. Trong đó, có nhiều loại cây quý, hiếm, tập trung nhiều ở vùng Bảy Núi. “Tuy nhiên, đến nay An Giang vẫn chưa nằm trong quy hoạch vùng phát triển DL của cả nước. Chính vì vậy, rất cần sự đột phá về nhận thức, trình độ và phương thức sản xuất, đưa tiến bộ khoa học - công nghệ về giống, thu hoạch, chế biến, kinh doanh trong quá trình bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên DL ở An Giang”- PGS.TS. Trần Công Luận, Hiệu trưởng Trường đại học Tây Đô nhận định.
Theo PGS.TS. Luận, trước hết, cần xây dựng vùng sản xuất cây thuốc An Giang đạt nguyên tắc và tiêu chuẩn “Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc” theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GACP - WHO). Đồng thời, các địa phương cần xây dựng các nhóm nông hộ, các tổ liên kết, hợp tác sản xuất theo bộ tiêu chuẩn nói trên... Cùng với việc bảo tồn và phát triển các cây thuốc bản địa được dùng trong hệ thống y học cổ truyền ở địa phương, tỉnh có thể lựa chọn một số cây thuốc có sẵn ở vùng để xây dựng thương hiệu, như: Gừng, nghệ xà cừ, đinh lăng, chùm ngây... “Một số cây họ ngải với nhiều chủng loại, xuất hiện nhiều ở vùng Bảy Núi được sử dụng trong điều trị các bệnh thông thường như: Tiêu chảy, ho, giảm đau... cho đến hỗ trợ điều trị ung thư. Đây là một số cây tiềm năng mà tỉnh có thể quan tâm để phát triển” - PGS.TS. Trần Công Luận gợi ý.
Hình thành chuỗi liên kết
Là tỉnh đồng bằng nhưng lại có núi, với dãy Thất Sơn hùng vĩ, đó là lợi thế của An Giang về bảo tồn và phát triển cây DL. Theo nghiên cứu, do chênh lệch biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm, nên DL trồng ở vùng Bảy Núi có dược tính cao hơn hẳn so với khi trồng ở đồng bằng. Bên cạnh đó, DL là một trong 8 nhóm sản phẩm nằm trong quy hoạch theo Nghị quyết số 09-NQ/TU của Tỉnh ủy. Tuy nhiên, đến thời điểm này, DL chỉ mới dừng ở mức bảo tồn, chưa đủ khả năng để phát triển thành ngành kinh tế. “Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ thực hiện quy hoạch để đưa An Giang thành điểm bảo tồn và phát triển cây DL thành cây trồng chủ lực. Như vậy, cây DL không chỉ phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân mà sẽ trở thành cây trồng với những sản phẩm đóng góp giá trị cho nền kinh tế của tỉnh”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi nhận định. Trong đó, hợp tác với các nhà khoa học, viện, trường, các công ty và người nông dân để cây DL hình thành chuỗi liên kết, giống như An Giang đã và đang làm với 2 sản phẩm chủ lực là: Cây lúa và con cá tra.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Quang Thi, tỉnh sẽ tổ chức nhiều buổi hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học để công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đối với các cây DL ở vùng Bảy Núi. Dựa trên thành công của các buổi hội thảo, tỉnh sẽ tổ chức các triển lãm nhằm giới thiệu sản phẩm, có sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, UBND tỉnh sẽ tổ chức hội thảo để chọn ra 100 cây DL hoặc có thể nhiều hơn để khẳng định danh tính cây DL của tỉnh nhằm bảo tồn, phát triển và thương mại hóa các sản phẩm này...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;