Học tập đạo đức HCM

Người đem quả ngọt về với Đồng Tâm

Thứ sáu - 15/09/2017 19:19
Rời quê hương Từ Liêm (Hà Nội), ông Nguyễn Hữu Cung đến với mảnh đất Đồng Tâm (Lạc Thủy) từ cuối năm 1999. Trong tay ông lúc bấy giờ chỉ có giống cây bưởi Diễn, đặc sản quê nhà. Sau gần 20 năm, không chỉ có ông Cung mà nhiều người dân tại Đồng Tâm đã thoát nghèo nhờ trồng bưởi Diễn.
nguoi dem qua ngot ve voi dong tam hinh anh 1

Ông Nguyễn Hữu Cung (phải) ở thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây bưởi Diễn.

 Cùng cán bộ UBND xã Đồng Tâm, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Hữu Cung ở thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm. Dạo quanh vườn, ông Cung chia sẻ về quyết định rời quê hương đến với mảnh đất Đồng Tâm lập nghiệp. ông Cung cho biết: "Từ những năm 1980, cây bưởi Diễn phát triển mạnh ở quê hương của tôi (xã Minh Khai, huyện Từ Liêm - Hà Nội). Bưởi Diễn đem lại nguồn thu cao. Nhiều hộ đã thoát nghèo và có cuộc sống ổn định nhờ trồng bưởi Diễn. Tôi nảy ý định sẽ học hỏi và bắt tay vào phát triển mô hình. Tuy nhiên do gia đình không có diện tích đất vườn, trong khi đó chi phí để mua đất rất cao. Chính vì vậy, tôi ấp ủ dự định sẽ đem giống bưởi Diễn đến một nơi phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển. Trong một chuyến đi qua khu vực xã Đồng Tâm, tôi thấy đất đai ở đây màu mỡ, điều kiện thời tiết lý tưởng để trồng bưởi Diễn. Do đó, tôi quyết định mua đất của Nông trường sông Bôi để trồng thí điểm. Với giống cây chất lượng trong tay và kinh nghiệm tích lũy tại quê nhà, vườn bưởi của tôi trồng thuận lợi không bị sâu bệnh”.

Sau gần 20 năm phát triển, hiện nay, gia đình ông Cung mở rộng diện tích trồng bưởi lên 1,3 ha với 350 gốc bưởi Diễn. Năm 2016, gia đình ông cung cấp cho thị trường 25.000 quả, giá trung bình 25.000 đồng/quả, ông Cung thu về 600 triệu đồng. Thương lái đến thu mua sản phẩm chủ yếu đến từ Hà Nội, Hà Nam… Bên cạnh đó, gia đình ông là điểm bán cây giống cho người dân trong vùng hoặc các địa phương lân cận có nhu cầu. Trung bình hàng nằm ông bán từ 1.000- 2.000 cây, cao điểm nhất vào năm 2016 ông bán ra thị trường 6.000 cây giống. Ngoài cung cấp giống cây, ông Cung còn nhiệt tình hướng dẫn những người mới trồng bưởi về kinh nghiệm, kỹ thuật chăm bón, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

ông Cung cho biết thêm: Một quả bưởi Diễn ngon chỉ cần nặng từ 0,8- 1,2 kg. Trái bưởi phải tròn, dẹt, tép bưởi màu vàng, có vị ngọt đậm. Để có được cây bưởi cho giá trị kinh tế cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự nhiên như: đất, khí hậu, nguồn nước tưới. Ngoài ra, người trồng cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật như khoảng cách trồng giữa các cây, kỹ thuật tỉa cành và chăm bón.

Hiện nay, người tiêu dùng luôn đặt yếu tố thực phẩm sạch và rõ nguồn gốc lên hàng đầu. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc BVTV, ông Cung học hỏi cách làm hay tại quê hương mình như ngâm đậu tương và ngô vào nước trong 3 tháng, sau đó tưới vào gốc cây. Việc làm này có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khỏe hơn và múi bưởi sẽ có vị ngọt đậm. Bên cạnh đó, để hạn chế sâu bệnh, ông đặt mua túi "vải mếch” hay còn gọi là bao bọc bưởi tại Bến Tre - một biện pháp phòng chống sâu bệnh hiệu quả vào thời điểm quả bưởi còn non. Việc bao bọc bưởi còn có tác dụng tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh tình trạng quả bị xám và nứt.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế của cây bưởi Diễn đem lại, nhân dân địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất vườn tạp, học hỏi cách làm của ông Cung để trồng thí điểm. Đến nay, trên địa bàn xã Đồng Tâm đã trồng được gần 20 ha, trong đó khoảng 7 ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Mô hình trồng bưởi đã thu hút được 45 hộ tham gia. Nhiều hộ đã có thu nhập từ 300- 600 triệu đồng mỗi năm tùy vào diện tích vườn. Điển hình như gia đình các ông: Nguyễn Xuân Sinh, Quách Công Bình, Quách Danh Nam….

Theo Đức Anh (Báo Hòa Bình)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập555
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm551
  • Hôm nay74,752
  • Tháng hiện tại810,862
  • Tổng lượt truy cập93,188,526
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây