Học tập đạo đức HCM

Nữ tỷ phú quê miền Tây và "cái tình đắm đuối" với...gà, vịt

Thứ bảy - 16/09/2017 08:43
(Dân Việt) Doanh nghiệp của bà từng lao đao vì ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, nhưng sau đó nhờ áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi và xử lý trứng gia cầm, bà Ba Huân (tức Phạm Thị Huân) - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Ba Huân đã cùng công ty tạo nên kỳ tích.

Lần mò trong khó khăn

Bà Phạm Thị Huân sinh ra vào một ngày cuối đông năm 1954 tại vùng đất phèn nhiễm mặn nặng tại xã Thanh Vĩnh Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Bà là con thứ hai trong gia đình có 8 anh chị em nên vẫn thường được mọi người gọi với cái tên Ba Huân.

 nu ty phu que mien tay va 'cai tinh dam duoi' voi...ga, vit hinh anh 1

Chế biến trứng sạch công nghệ cao tại nhà máy của Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội.  Ảnh: Ngọc Thọ

Ngày 17.10.2016, tại  Bangkok, Thái Lan, Cơ quan đại diện của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trao tặng giải thưởng “Nông dân điển hình” quốc tế cho 5 nông dân được lựa chọn từ 45 quốc gia. Việt Nam có bà Phạm Thị Huân (tức Ba Huân) - Tổng Giám đốc Công ty CP Ba Huân -  là nữ nông dân Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này.

“Gia đình tôi rất nghèo, cũng bởi vùng đất nhiễm phèn đó khó trồng được cây cối gì cho thu nhập cao. Dưới tôi còn các em nữa nên ngay từ nhỏ tôi đã phải cùng mẹ lặn lội kiếm tiền nuôi các em ăn học. Mẹ tôi là người phụ nữ chịu thương, chịu khó chịu khổ rất giỏi. Bà chuyên thu mua trứng gà, trứng vịt của những hộ gia đình xung quanh, vùng Gò Công, Tiền Giang đưa lên Chợ Lớn, Sài Gòn bán. Do gia cảnh quá khó khăn nên học tới lớp 5 thì tôi nghỉ ở nhà phụ giúp mẹ. Mẹ dạy cho tôi cách chọn, phân loại trứng, cách mua, bán từng quả trứng cho khách. Những kinh nghiệm này đã quyết định con đường và sự nghiệp của tôi sau này" – bà Ba Huân chia sẻ.

Bà Ba Huân phụ giúp mẹ được 3 năm thì đến khi tròn 16 tuổi, bà được mẹ chuyển giao toàn bộ công việc buôn bán.

“Tôi mua trứng của bà con nông dân, người chăn nuôi với mức giá cao hơn so với những lái buôn khác nhưng bù lại tôi yêu cầu người nuôi phải cung cấp lượng hàng đầy đủ, chất lượng đồng đều, ổn định. Nhờ bán “tận ngọn”, không phải qua trung gian nên số tiền lãi tôi thu về cũng cao hơn, đủ để cả gia đình trang trải, nuôi nấng các em ăn học và tích cóp” - bà Ba Huân nhớ lại.

 nu ty phu que mien tay va 'cai tinh dam duoi' voi...ga, vit hinh anh 2

Bà Ba Huân (trái) giới thiệu với quan khách thăm quan về những quả trứng đã được làm sạch bởi hệ thống dây chuyền máy tự động. Ảnh: Ngọc Thọ.

Năm 1982, với số vốn tích cóp được qua hàng chục năm là 200 triệu đồng, bà mở một vựa trứng lấy tên là Ba Huân tại TP.HCM. Công việc chủ yếu là thu mua trứng từ vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về giao cho các chợ đầu mối trong trung tâm thành phố.

Bà Huân liên kết cùng các hộ nông dân, cho các hộ vay vốn mở trại chăn nuôi gia cầm, thuê chuyên gia về hướng dẫn kỹ thuật, quy trình chăn nuôi hiệu quả cho bà con. Nhiều hộ nông dân bắt đầu thoát nghèo nhờ con vịt, con gà, đảm bảo ổn định nguồn cung cấp trứng cho bà Ba Huân. Chỉ sau một thời gian ngắn, tới năm 1985, số lượng trứng bán ra thị trường của vựa trứng Ba Huân tăng lên chóng mặt, quy mô hoạt động ngày càng lớn mạnh.

Từ vựa trứng ban đầu, bà quyết định nâng cấp lên thành cơ sở thu mua và phân phối trứng gia cầm mang tên Ba Huân với số vốn 400 triệu đồng. Năm 2000, cơ sở thu mua và phân phối trứng gia cầm Ba Huân chính thức đổi tên thành Doanh nghiệp tư nhân Ba Huân.

Bước ngoặt của nông dân mê trứng sạch

 nu ty phu que mien tay va 'cai tinh dam duoi' voi...ga, vit hinh anh 3

Bà Phạm Thị Huân – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân.  Ảnh: L.Q

“Ba Huân muốn thay đổi nhận thức và thói quen của người tiêu dùng qua những sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất bằng phương thức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao”.

Bà Phạm Thị Huân

Năm 2003, đợt dịch cúm gia cầm H5N1 “quét” qua các nước châu Á - trong đó có Việt Nam đã khiến Công ty Ba Huân lao đao, tưởng như không gượng dậy được. Nhớ lại thời điểm đó, bà Ba Huân thổ lộ: Nhiều người tiêu dùng nghi ngại và “quay lưng” với trứng gà, trứng vịt. Toàn bộ số trứng chúng tôi lỡ thu mua của bà con nông dân đem về cơ sở đều buộc phải tiêu hủy.

“Một hôm, tôi xuống với bà con nông dân chăn nuôi gia cầm thì chứng kiến cảnh tượng vô cùng đau xót. Chuồng trại xác xơ, gặp tôi, bà con nào cũng khóc, tôi cũng khóc theo. Cả đời tôi gắn bó với nông dân, giờ trông thấy bà con như vậy tôi không cầm lòng được. Có người nói với tôi rằng không biết thời gian tới có đủ tiền lo cho con đi học không... Đó là những ngày buồn nhất trong nghiệp kinh doanh trứng gà, vịt của tôi. Cũng từ đó, tôi quyết tâm phải cùng bà con, người chăn nuôi vượt qua "khổ ải" này” – bà chia sẻ. Và đó cũng là nguyên do khiến bà Ba Huân quyết tâm chọn hướng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

 

“Tôi vay m

 nu ty phu que mien tay va 'cai tinh dam duoi' voi...ga, vit hinh anh 4

Nữ doanh nhân Ba Huân suốt cả cuộc đời theo đuổi niềm đam mê chăn nuôi sạch, làm trứng sạch.

ượn tiền rồi qua Hà Lan, đến trụ sở của Tập đoàn Moba gặp ông Chủ tịch của tập đoàn này và mua dây chuyền xử lý trứng sạch trọn gói với giá 650.000 euro có công suất 65.000 quả/giờ. Dây chuyền này đã giúp diệt khuẩn 99,9% và giúp công việc sản xuất, kinh doanh của cơ sở cũng như công việc chăn nuôi của bà con nông dân-những người bắt tay, hợp tác với tôi trụ vững qua những đợt cúm gia cầm” – bà Huân kể.

Và sự mạnh dạn, táo bạo trong đầu tư cũng như cái tâm tốt của người làm nghề đã được đền đáp. Tới nay, trứng gia cầm sạch Ba Huân xuất hiện trở lại đầy “lợi hại” và chiếm lĩnh trên thị trường…

Từ Nam ra Bắc...

Tới thời điểm này, Công ty Ba Huân đã hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn bao gồm: Trang trại chăn nuôi gia cầm công nghệ cao quy mô 18ha, tổng đàn 1.000.000 con; nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất 20 tấn/giờ  tại huyện Tân Uyên, Bình Dương; nhà máy xử lý trứng gia cầm có quy mô 2ha, công suất 185.000 trứng/giờ tại huyện Bình Chánh, TP.HCM; nhà máy chế biến thực phẩm quy mô 5ha, công suất 50 tấn/ngày tại huyện Đức Hòa,  Long An.

Trong xu thế phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời để thực hiện chương trình kết nối doanh nghiệp giữa TP.HCM và TP.Hà Nội, Công ty Ba Huân mở rộng thị trường ra khu vực phía Bắc với việc thành lập Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội. Mô hình đầu tiên công ty thực hiện ở phía Bắc là xây dựng nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao Ba Huân Hà Nội tại huyện Phúc Thọ, Hà Nội.

 nu ty phu que mien tay va 'cai tinh dam duoi' voi...ga, vit hinh anh 5

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn (trái) tặng quà lưu niệm động viên bà Ba Huân và tập thể Công ty Cổ phần Ba Huân với mong muốn doanh nghiệp tiếp tục có những thành công trong sản xuất, kinh doanh, cùng nông dân phát triển ngành chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Thuận Hải.

“Với quy mô 2ha, tổng vốn đầu tư trên 110 tỷ đồng, công suất xử lý 65.000 trứng/giờ, công ty đã nhập thiết bị xử lý trứng tự động hóa 100% của hãng Moba là hãng đứng đầu thế giới về các thiết bị xử lý trứng gia cầm. Chúng tôi muốn thay đổi nhận thức và thói quen người dùng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ở mức cao nhất qua sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và thông minh” - đó là tâm niệm của Ba Huân, được bà chia sẻ với phóng viên Báo NTNN.

Ngày 17.10.2016, tại  Bangkok, Thái Lan, Cơ quan đại diện của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trao tặng giải thưởng “Nông dân điển hình” quốc tế cho 5 nông dân được lựa chọn từ 45 quốc gia. Việt Nam có bà Phạm Thị Huân (tức Ba Huân) - Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân -  là nữ nông dân Việt Nam đầu tiên nhận giải thưởng này. Ngay sau khi nhận giải thưởng, thông qua Báo NTNN, nữ nông dân-doanh nhân Phạm Thị Huân đã trao  toàn bộ số tiền thưởng (9.000USD) ủng hộ cứu trợ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ.

Đánh giá về giải thưởng này của FAO, TS Hạ Thúy Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết, trong danh sách đề cử ban đầu của Bộ NNPTNT có tên nhiều nông dân theo tiêu chí phục vụ sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua nhiều thảo luận, bà Phạm Thị Huân đã được chọn nhờ trong suốt nhiều năm liền đã nỗ lực phát triển chăn nuôi vịt chạy đồng, đưa giống vịt mới có chất lượng cao hơn vào cho người nông dân vùng ĐBSCL chăn nuôi để cho năng suất cao hơn. Điều đặc biệt, những năm gần đây, bà Huân đã đưa giống vịt biển với sức đề kháng cao và chịu được mặn vào sản xuất nông nghiệp... 

http://danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập123
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,359
  • Tổng lượt truy cập90,245,752
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây