Học tập đạo đức HCM

Duy Xuyên tăng tốc đến năm 2020 về đích huyện NTM

Thứ sáu - 19/01/2018 05:49
Qua 6 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, Duy Xuyên (Quảng Nam) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2020 đòi hỏi địa phương phải có những giải pháp mang tính đột phá.

Người dân Duy Xuyên tham gia làm giao thông nội đồng.

Duy Xuyên bắt tay vào xây dựng huyện nông thôn mới với tư duy phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của từng vùng. Trên cơ sở đó, huyện đã tập trung ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tích cực hỗ trợ cơ giới hóa và đặc biệt là đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp.

Theo đó, mỗi vụ nông dân trên địa bàn canh tác 3.800 ha lúa và 2.000 ha cây trồng cạn, rau đậu các loại. Toàn huyện đã xây dựng được ít nhất 190 mô hình chăn nuôi theo hình thức trang trại, gia trại và bình quân hằng năm mỗi mô hình cho lãi ròng từ 60  - 450 triệu đồng. Trong năm 2016, ngư dân Duy Xuyên đánh bắt được hơn 11.000 tấn hải sản, góp phần đưa tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 47 tỷ đồng so với năm 2015.

Tại các cụm công nghiệp của Duy Xuyên như Gò Mỹ, Đông Yên, Tây An, Gò Dỗi, 5 năm qua, huyện Duy Xuyên đã thu hút thêm 11 dự án vào đầu tư với tổng vốn đăng ký 850 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án FDI với số vốn 39 triệu USD, góp phần đưa tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 9.233 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 22% và giải quyết việc làm ổn định cho hơn 8.000 lao động với mức thu nhập bình quân 4 triệu đồng/người/tháng. Ngành dịch vụ của huyện đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17%/ năm.

Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đầu tư gần 1.900 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới, trong đó nhân dân đóng góp 136 tỷ đồng. Sáu năm qua, toàn huyện đã đổ bê tông thêm 85,5km đường liên xã, liên thôn, liên xóm, nâng tổng số đường giao thông nông thôn được thảm nhựa, bê tông hóa lên 127km, đạt hơn 92% và kiên cố hóa 28km trục chính giao thông nội đồng. Hệ thống kênh mương được quan tâm xây dựng với gần 141km; ngoài ra, huyện còn đầu tư kéo 37 km đường dây điện thủy lợi hóa đất màu, nâng tổng chiều dài lên hơn 116km, đảm nhận tưới cho 1.200ha đất sản xuất các loại hoa màu. Đến nay, tất cả 11 xã tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện đều có trạm y tế đạt chuẩn. Công tác bảo vệ môi trường được triển khai đến tận khu dân cư với 99% số hộ có công trình nhà vệ sinh, 74,38% số hộ thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý rác thải và 99,27% số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh. Toàn huyện đã có 4 xã về đích gồm Duy Hòa, Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Phước; xã Duy Thành đạt chuẩn cuối năm 2017; các xã Duy Châu, Duy Trung và Duy Vinh phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2018; còn lại 3 xã Duy Thu, Duy Tân, Duy Phú thì đến năm 2020 sẽ cán đích.

Trong số 9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới thì đến giữa năm 2017, huyện Duy Xuyên đã đạt được 5 tiêu chí, bao gồm: điện; sản xuất;  giáo dục; môi trường; an ninh trật tự xã hội và công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí chưa đạt là quy hoạch; giao thông; thủy lợi và tiêu chí y tế- văn hóa- giáo dục.                                                                                               

Từ nay đến năm 2020 là hành trình tăng tốc của Duy Xuyên trên đường tiến đến đích huyện nông thôn mới. Duy Xuyên tiếp tục thực hiện quyết liệt chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, tạo dựng chuỗi giá trị một số mặt hàng nông sản chủ lực như thịt bò, thịt heo, gạo thơm, dưa xuất khẩu, ớt, đậu phụng, gừng. Đồng thời kiện toàn, củng cố đội ngũ khuyến nông từ huyện đến cơ sở và tiếp tục đổi mới nội dung hoạt động.

Cùng với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, Duy Xuyên thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng đẩy mạnh chương trình cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn với đào tạo nghề cho người dân.

Để đạt huyện nông thôn mới gắn với quá trình đô thị hóa vào năm 2020. Đảng bộ và nhân dân huyện Duy Xuyên đang nỗ lực, dồn sức, chung tay triển khai đồng bộ các giải pháp để đến năm 2020 tất cả 11 xã được công nhận xã nông thôn mới, thị trấn Nam Phước trở thành đô thị loại IV, hai xã Duy Hải và Duy Nghĩa trở thành đô thị loại V. Theo đó, huy động vốn từ nguồn lực ngoài ngân sách và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp được chú trọng.

Theo Gia Bảo - Hoàng Thơ/Báo KTNT.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập649
  • Hôm nay82,606
  • Tháng hiện tại818,716
  • Tổng lượt truy cập93,196,380
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây