Ông Tuyên thu hoạch nấm.
Bên cạnh cơ chế, chính sách khuyến khích kích cầu của Nhà nước, Hội Làm vườn và Trang trại TP. Thanh Hóa còn kịp thời tham mưu cho các cấp chính quyền xây dựng các hoạt động hỗ trợ, hình thành các mô hình mới như chăn nuôi trang trại, đa dạng hóa các loại hình sản xuất, các mô hình trang trại, đưa các giống có năng suất cao vào nuôi trồng… Cùng với đó, Hội còn thường xuyên phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giáo dục cộng đồng tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo đầu bờ, mở các lớp tập huấn về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật… cho hội viên. Đi cùng với các hoạt động hỗ trợ, Hội phát động các phong trào thi đua như: người tốt, việc tốt; xây dựng nếp sống văn hóa; phòng chống các tệ nạn xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
Lĩnh vực phát triển kinh tế VAC - trang trại đã tạo bước đột phá, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình, mô hình tiêu biểu là những nhân tố tích cực, khuyến khích nhiều hội viên khác làm theo.
Nhận thấy sản xuất nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít lại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế gia đình, năm 1998, ông Nguyễn Văn Tuyên thôn 2, xã Thiệu Khánh đã mạnh dạn bắt tay vào làm nấm sau khi học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu thị trường tiêu thụ nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Vốn là người chịu khó, ham học hỏi, ban đầu ông chỉ làm vài trăm mét vuông, đến nay, ông đã mở rộng diện tích trồng nấm lên hơn 4.000m2 gồm nấm mộc nhĩ, nấm sò, nấm linh chi, nấm bào ngư, nấm mỡ với hơn 20.000 bịch nấm, mỗi năm trừ chi phí, gia đình ông Tuyên lãi hàng trăm triệu đồng. Với những kiến thức, kinh nghiệm từ nghề trồng nấm, ông Tuyên còn nhiệt tình tư vấn, giúp đỡ hơn 20 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh xây dựng thành công mô hình trồng nấm quy mô vừa và nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Là loài cây dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần chăm sóc chu đáo là cho thu hoạch khá, bưởi Diễn có nhiều ưu điểm như mẫu mã đẹp, khi chín vỏ màu vàng, tôm đều, vị ngọt mát thanh khiết, chín vào dịp Tết Nguyên đán, có thể để trong thời gian dài kể từ khi hái mà chất lượng vẫn không bị ảnh hưởng. Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng cây bưởi Diễn, Hội Trang trại và Làm vườn phường Đông Hải đã tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp thành vườn kinh tế hàng hóa, đưa cây bưởi Diễn về trồng tại phường. Đến nay, trên địa bàn phường Đông Hải đã có 24 hộ tham gia trồng bưởi Diễn với tổng số lượng 500 cây, tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động địa phương.
Mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm Balasa N01 giúp cho hội viên tiết kiệm được 15-20% chi phí, vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, chuồng trại không có mùi hôi được triển khai rộng rãi ở các phường, xã, góp phần giảm thiểu môi trường ở nơi dân cư. Từ mô hình 2 hộ nuôi lợn và 5 hộ nuôi gia cầm trên đệm lót sinh học, đến nay đã phát triển được hàng trăm hộ tham gia với 5.000m2 đệm lót sinh học. Điển hình là mô hình chăn nuôi gia cầm ở xã Đông Hưng với 20 hộ tham gia nuôi trên 1.000m2 đệm lót; mô hình chăn nuôi gà sinh sản quy mô 3.000-10.000 con của gia đình các ông Nguyễn Thế Vũ, Hà Ngọc Hồi, ở phường Quảng Thành….
Ngoài ra, Hội Làm vườn và Trang trại TP. Thanh Hóa còn thực hiện thành công nhiều dự án khoa học công nghệ và được UBND TP. Thanh Hóa cho mở rộng quy mô giai đoạn 2 của dự án như: nuôi thử nghiệm gà Ri lai, gà quý phi thả vườn tại Đông Hưng, Quảng Hưng.
Những hoạt động trong lĩnh vực phát triển kinh tế VAC- trang trại của Hội Làm vườn và Trang trại TP. Thanh Hóa luôn được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND và các ban ngành đoàn thể thành phố là nguồn động viên, khích lệ người làm vườn khắc phục khó khăn, vươn lên sản xuất có hiệu quả, mở ra hướng đi mới, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ nông dân trên địa bàn, đây cũng là một trong số những mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi mà thành phố đã định hướng cho các xã, phường nhân rộng.
Song để tránh việc trồng, chăn nuôi dàn trải, không đem lại hiệu quả thì rất cần sự chỉ đạo, quan tâm của chính quyền thành phố đến địa phương và các ngành chức năng từ khâu quy hoạch cũng như tìm đầu mối tiêu thụ, phát triển sản phẩm thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, cho nguồn thu nhập ổn định, tạo sự phát triển bền vững, góp phần giúp nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương ngày càng phát triển.
Thanh Xuân/kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;