Học tập đạo đức HCM

Hà Nội còn "nợ" 13.887 sổ đỏ sau dồn điền đổi thửa

Thứ ba - 08/08/2017 19:16
Đến nay, Thành phố Hà Nội có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn. Tuy nhiên đến nay, thành phố vẫn còn hàng nghìn trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa.

Chiều nay (8.8) tại cuộc họp báo thường kì của Thành ủy Hà Nội, đại diện Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới và Sở NN& PTNT Hà Nội đã có báo cáo về kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

 ha noi còn 'nọ' 13.887 sỏ dỏ sau don dien doi thua hinh anh 1

Bà Hoàng Thị Huyền, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới tại cuộc họp báo. Ảnh: Đình Việt

Theo bà Hoàng Thị Huyền, Chánh Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới, trong 6 tháng đầu năm 2017 sản xuất nông nghiệp thành phố Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng, giá trị tăng thêm ngành nông lâm thủy sản tăng 2,25%; tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt 18.631 nghìn tỷ đồng, tăng 2,85% so với cùng kỳ, trong đó trồng trọt tăng 3,36%, chăn nuôi tăng 1,78%, thủy sản tăng 5,5%.

Về kết quả xây dựng nông thôn mới, đến nay, thành phố Hà Nội có hai huyện Đan Phượng và Đông Anh đạt chuẩn nông thôn mới. Hai huyện Thanh Trì và Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ để trình Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài ra, có 255/386 xã được UBND TP công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong số 131 xã còn lại, có 93 xã đạt và cơ bản đạt từ 15 – 18 tiêu chí (tăng 6 xã so với quý I/2017), còn 38 xã đạt và cơ bản đạt 10 -14 tiêu chí.

 ha noi còn 'nọ' 13.887 sỏ dỏ sau don dien doi thua hinh anh 2

Ông Chu Phú Mỹ - Gám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội cho biết, mặc dù đạt được nhiều thành tựu nhưng việc xây dựng nông thôn mới của Thủ đô vẫn có những khó khăn riêng. Ảnh: Đình Việt

Cũng theo bà Huyền, trong năm 2017 các huyện, thị xã và các xã tiếp tục tích cực triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; đường làng, ngõ xóm, hệ thống thoát nước được kiên cố cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, kênh mương cấp 3 đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp; nâng cấp và xây mới các trường học đảm bảo nhu cầu giảng dạy và học tập tại các địa phương; xây dựng mới và sửa chữa, mua sắm các thiết bị cho các nhà văn hóa thôn đảm bảo sinh hoạt cộng đồng; cải tạo, nâng cấp, xây xựng mới các trạm y tế …

Trả lời câu hỏi, khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội là gì, ông Chu Phú Mỹ - Gám đốc Sở NN&PTNN Hà Nội cho biết, khó khăn lớn nhất là cơ sở vật chất còn thiếu; nguồn lực đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới chủ yếu vẫn là nguồn lực từ ngân sách nhà nước.

 ha noi còn 'nọ' 13.887 sỏ dỏ sau don dien doi thua hinh anh 3

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân sẽ được TP. Hà Nội hoàn thành trong quý III/2017. 

Theo ông Mỹ, công tác đấu giá đất ở một số địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn, việc thu hút nguồn lực xã hội chưa được nhiều, đặc biệt là huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, hộ dân.

Ngoài ra, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội còn cho biết, hiện nay vẫn còn 13.887 trường hợp của 12 huyện, thị xã chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa. Đây là những trường hợp khó khăn, vướng mắc do chủ đất không hợp tác kê khai, người đứng tên giấy chứng nhận không có mặt tại địa phương, chủ đất đã chết, trong gia đình chưa thỏa thuận được di sản thừa kế, tranh chấp khiếu kiện không có giấy tờ...

Sở NNPTNT Hà Nội cũng cho biết, theo kế hoạch việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa cho các hộ nông dân sẽ được hoàn thành trong quý III/2017.

Theo Dình Việt/Dân Viêt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập174
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm165
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại285,188
  • Tổng lượt truy cập92,662,852
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây