Học tập đạo đức HCM

Lợi ích từ trồng rau VietGAP ở HTX Hùng Sơn (Thái Nguyên)

Thứ ba - 08/08/2017 07:30
Bắt đầu từ mô hình Tổ hợp tác (THT) và áp dụng thành công quy trình sản xuất VietGAP vào trồng rau đã giúp các thành viên HTX sản xuất rau an toàn (RAT) thị trấn Hùng Sơn (huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) thay đổi nhận thức và góp phần không nhỏ vào bảo vệ môi trường (BVMT)

Với mục đích cùng giúp nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, HTX Hùng Sơn đã được thành lập. Hiện, HTX đã trở thành điểm tiêu thụ rau chủ lực của huyện Đại Từ, cũng như của tỉnh Thái Nguyên.
 

Xây dựng vùng RAT

Xuất phát từ nhu cầu của người dân về rau sạch ngày càng cao, cộng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương phù hợp với việc trồng và phát triển rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, HTX đã thực hiện sản xuất với diện tích 30ha, thu hút sự tham gia của 129 hộ dân.

Trước đây, các hộ dân trồng rau năng suất không cao, rau hay bị nhiễm bệnh do bón phân chuồng trực tiếp, làm đất chưa đúng quy trình và sử dụng nguồn nước tưới chưa bảo đảm. Hiện nay, thực hiện theo quy trình sản xuất rau VietGAP, các xã viên HTX đã tiến hành ủ phân chuồng hoai mục trước khi bón, sử dụng phân vi sinh, thuốc BVTV có nguồn gốc thảo mộc để phun cho rau, nên tình trạng rau bị nhiễm bệnh không còn.

Quy trình từ khi trồng rau đến khi thu hoạch đều được Ban Giám đốc và cán bộ khuyến nông huyện theo dõi thông qua sổ nhật ký để hạn chế xảy ra sai sót.

Bên cạnh đó, sản phẩm rau của HTX bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng do không sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học. Toàn bộ việc bắt sâu, trừ cỏ đều được thực hiện thủ công.

Trung bình mỗi ngày, HTX xuất ra thị trường 2 tấn rau củ quả các loại. Sản phẩm của HTX được công ty CP Chế biến nông sản Thái Nguyên, 8 trường tiểu học và mầm non trên địa bàn và một số công ty khác ký hợp đồng tiêu thụ.

Thông qua các công ty, các hộ dân của HTX không còn phải trực tiếp mang rau ra chợ bán như trước.
Hiện, HTX đã xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Sản phẩm rau VietGAP của HTX cũng có giá cao hơn 2.000 - 3.000 đồng/kg so với giá rau thông thường, nên mọi người đều thấy quý trọng sức lao động và luôn chủ động nâng cao nhận thức để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

Các hộ thành viên đã luân phiên thay đổi giống, để tránh tình trạng cùng trồng một loại rau dẫn đến khó tiêu thụ, đồng thời tạo sự đa dạng trong sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Vùng sản xuất rau an toàn của HTX

Hiệu quả thiết thực

Sản xuất rau theo quy trình VietGAP không chỉ giúp các hộ thành viên thay đổi nhận thức, mà còn giúp người tiêu dùng trên địa bàn yên tâm hơn về vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong việc sử dụng nguồn rau sạch cho gia đình, xã hội.

HTX đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các hộ thành viên trong sản xuất theo hướng bền vững và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là điều cần thiết.

Công tác ứng dụng công nghệ IPM (phòng trừ dịch hại tổng hợp) trong phòng trừ sâu bệnh hại rau trồng và ứng dụng KH-KT vào sản xuất đã có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái.

Theo Ban Giám đốc HTX, nếu sử dụng các loại thuốc BVTV và phân bón có nguồn gốc hóa học sẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường, vì rau cần có thời gian nhất định để phân hủy thuốc, trong khi đó, độc tố thuốc BVTV lại dễ ngấm vào đất, nhất là khi người dân sử dụng thuốc không đúng quy cách. Thời gian cách ly giữa cây rau với thuốc BVTV (nếu sử dụng) khá dài (khoảng gần 1 tháng) trước khi thu hoạch, nên sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ được bảo đảm ATVSTP.

HTX cũng đã xây dựng được 3 gian hàng tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn, giúp sản phẩm rau sạch đến gần hơn với người dân. Gian hàng của HTX cũng được đầu tư hệ thống máy lạnh, giúp bảo quản rau trong thời gian nhất định, đồng thời bảo đảm vệ sinh trong tiêu dùng.

Từ những hiệu quả thiết thực mà HTX đã mang lại, ngày càng có nhiều người dân biết đến và mong muốn tham gia. HTX đã từng bước khẳng định vị trí của mình, khắc phục lối sản xuất manh mún, nhỏ lẻ để hướng đến sản xuất bền vững, góp phần bảo vệ môi trường thiên nhiên và sức khỏe xã hội.
 

Như Yến
http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập512
  • Hôm nay69,685
  • Tháng hiện tại805,795
  • Tổng lượt truy cập93,183,459
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây