Học tập đạo đức HCM

Hết năm 2018, cả nước sẽ có 3.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Thứ năm - 05/04/2018 20:37
Đây là mục tiêu Bộ NNPTNT đưa ra trong năm 2018. Theo đó, cả nước có ít nhất 39% số xã (khoảng 3.500 xã) đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), tăng khoảng 5% so với năm 2017; có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM...

Những kết quả ấn tượng

Theo báo cáo Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), tính đến hết quý I, 31.3.2018, cả nước có 3.289 xã (36,84%) được công nhận đạt chuẩn NTM, tăng 220 xã (2,47%) so với cuối năm 2017. Bình quân cả nước đạt 14,25 tiêu chí/xã, tăng 0,07 tiêu chí so với cuối năm 2017.

 het nam 2018, ca nuoc se co 3.500 xa dat chuan nong thon moi hinh anh 1

Một góc đường giao thông nông thôn ở xã nông thôn mới Kim Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Thu Hà

Để giải quyết được những khó khăn, theo Bộ NNPTNT, trong năm 2018, cần thực hiện 9 nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó, tập trung ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản xuất nông nghiệp sạch – an toàn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn để tăng thu nhập người dân nông thôn một cách bền vững.

Có 49 đơn vị cấp huyện thuộc 26 tỉnh, thành phố được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn xây dựng NTM, tăng 6 đơn vị cấp huyện so với cuối năm 2017.

Đáng chú ý, các địa phương đã chủ động xây dựng các giải pháp và đề ra kế hoạch, lộ trình cụ thể để xử lý dứt điểm nợ xây dựng cơ bản trong thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Theo đó, đến hết 31.1.2018, toàn quốc đã có 26/63 tỉnh không nợ đọng xây dựng cơ bản. Tổng số nợ đọng giảm 4.872 tỷ đồng so với ngày 31.1.2017, còn khoảng 4.943 tỷ đồng.

Về phát triển kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất và nhu cầu dân sinh. Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng - Chánh văn phòng điều phối NTM T.Ư cho biết, trong 7 năm qua, giao thông nông thôn đã hoàn thành khối lượng gấp hơn 5 lần giai đoạn 2001 - 2010, có 99,4% tổng số xã trên cả nước có đường ô tô đến trung tâm xã. Mạng lưới điện quốc gia đã bao phủ đến 100% số xã và 97,8% số thôn; 99,7% số xã đã có trường tiểu học và trường mẫu giáo; 99,5% số xã có trạm y tế xã; 4.498 xã có công trình nước sạch tập trung... Hệ thống thuỷ nông được xây dựng mới và hoàn thiện, trên địa bàn nông thôn có 18.100 trạm bơm phục vụ sản xuất và dân sinh, bình quân mỗi xã có 2,0 trạm bơm.

Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi

Đến nay, các địa phương đã tập trung đầu tư và phát triển được khoảng 21.000 mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng, dần hình thành được một số vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa, trong đó, đã có 744 chuỗi nông sản an toàn.

Về tổ chức sản xuất, trong năm 2017, các địa phương đã quan tâm, chú trọng hơn đến nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đồng thời, chủ động bố trí nguồn lực từ Chương trình NTM để hỗ trợ phát triển HTX. Cụ thể, vốn ngân sách T.Ư được các địa phương bố trí tăng gấp 7 lần, từ 22 tỷ đồng lên 154 tỷ đồng để hỗ trợ phát triển HTX. Đến nay, cả nước có 30 liên hiệp HTX nông nghiệp và 11.668 HTX nông nghiệp. Doanh thu bình quân khoảng 980 triệu đồng/HTX, lợi nhuận bình quân khoảng 200 triệu đồng/HTX, thu nhập bình quân của thành viên và người lao động là 1,5 triệu đồng/tháng.

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng theo đánh giá của Bộ NNPTNT, trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, như: Khoảng cách chênh lệch về kết quả xây dựng NTM giữa các vùng, miền trên cả nước vẫn còn khá lớn, cụ thể: Vùng đồng bằng sông Hồng (63,33%), Đông Nam Bộ (63,22%) thì miền núi phía Bắc (15,53%), Tây Nguyên (22,5%), đồng bằng sông Cửu Long (29,43%), duyên hải miền Trung Bộ (30,87%).

Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị sản xuất bền vững nên thu nhập của người dân còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp còn chậm. Năng lực của bộ phận cán bộ cơ sở, nhất là các xã miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế...




 

Theo Thu Hà/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập334
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm330
  • Hôm nay21,520
  • Tháng hiện tại200,087
  • Tổng lượt truy cập90,263,480
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây