Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả “kép” từ mô hình trồng cỏ nuôi bò ở Ninh Bình

Thứ năm - 21/09/2017 21:19
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia súc đang được chú trọng phát triển. Số lượng đàn gia súc liên tục tăng, đặc biệt là đàn bò. Trong khi đó, sự sụt giảm của diện tích đồng cỏ, bãi chăn tự nhiên khiến người nông dân mất nhiều thời gian và công sức hơn để chuẩn bị thức ăn cho đàn gia súc; nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm nông nghiệp không còn đáp ứng đủ nhu cầu.

Các đại biểu tham quan mô hình.

Chính vì vậy, trồng cỏ là một giải pháp nhằm chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng cây thức ăn cho gia súc, đồng thời giúp nông dân chủ động được nguồn thức ăn thường xuyên và có chất lượng hơn cho đàn vật nuôi.

Từ thực tế đó, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình đã triển khai mô hình “Chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng cỏ làm thức ăn chăn nuôi”, mang lại lợi ích “kép” cho người dân.

Mô hình sử dụng giống cỏ VA06, đây là giống cỏ thích hợp với mọi vùng đất, có khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi, tốn ít công chăm sóc, sinh trưởng, phát triển nhanh, đẻ nhiều nhánh, năng suất cao và giàu dinh dưỡng. Sau trồng 60 ngày  cho thu hoạch lứa đầu tiên và có thể thu hoạch 7-8 lứa trong năm, năng suất trung bình 250-300 tấn/ha/năm, thâm canh tốt có thể đạt 350-400 tấn/ha/năm và sẽ cho thu hoạch tới 6 năm mới phải trồng lại.

Trồng cỏ không phải tốn nhiều phân bón, chủ yếu là urê với liều lượng 400-500 kg/ha/năm, chia đều để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch.

Thực tế mô hình cho thấy hiệu quả của trồng cỏ cao hơn hẳn so với trồng lúa: Trồng 1ha lúa cho sản lượng 12 tấn/năm, đạt 60 - 80 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí, lãi khoảng 30 triệu/ha/năm; khi chuyển sang trồng cỏ  VA06, năng suất 250-300 tấn/ha/năm, giá trị đạt 125-150 triệu đồng/ha/năm, trừ chi phí, lãi khoảng 80 - 90 triệu đồng/ha/năm. Người chăn nuôi  nếu nuôi 20 con bò, mỗi ngày cần 500kg cỏ, 1 tháng là 15 tấn (tương đương 7,5 triệu đồng), bò thịt tăng trọng khoảng 12-15 kg/con/tháng, như vậy mỗi tháng đàn bò 20 con đem lại giá trị 22-25 triệu đồng,  trừ chi phí, lãi khoảng 12-15 triệu đồng/tháng. 1ha trồng cỏ có thể đủ phục vụ nuôi khoảng 20 con bò, khi đã có sẵn nguồn thức ăn thì nuôi 20 con bò chỉ cần một người chăm sóc.

Với những nông dân có đủ đất và điều kiện kinh tế, phát triển   trồng cỏ và chăn nuôi bò thì đây chính là hiệu quả “kép” mà mô hình đem lại. Trồng cỏ chủ động được nhu cầu thức ăn thô xanh phục vụ cho phát triển đàn bò,  tránh được những rủi ro đáng tiếc như bò ăn phải thức ăn kém chất lượng, không an toàn. Trồng cỏ kết hợp nuôi bò vừa tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ để chăm bón, nâng cao năng suất cho cỏ, giúp giảm thời gian lao động dành cho chăn nuôi, không làm tiêu hao nguồn lao động cho các hoạt động sản xuất khác. Trồng cỏ nuôi bò cũng phần nào tăng được mức độ đa dạng của hệ sinh thái; giảm ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, bảo vệ được các thiên địch có lợi do trồng cỏ ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hơn so với các cây trồng khác.

Chính nhờ mô hình trồng cỏ kết hợp nuôi bò mà nhiều hộ nông dân ở Ninh Bình đã từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, làm giàu trên chính mảnh ruộng, chuồng nuôi của mình, góp phần thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, phương thức sản xuất này không phải người nông dân nào cũng có thể áp dụng do còn thiếu đất, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật...

Để nhân rộng mô hình trồng cỏ nuôi bò, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển như quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất đai, dồn điển đổi thửa; quy hoạch vùng chăn nuôi; có chính sách hỗ trợ vốn cho phát triển sản xuất nông nghiệp; tổ chức hỗ trợ kỹ thuật hoặc mở các lớp tập huấn giúp nông dân nắm bắt kỹ thuật về trồng cỏ, chăn nuôi bò và phòng bệnh cho đàn bò; khuyến khích các hộ có khả năng lập gia trại, trang trại chăn nuôi để tạo thương hiệu trên thị trường và ổn định đầu ra.

Do trồng cỏ nuôi bò đang là hoạt động kinh tế hiệu quả, Trung tâm Khuyến nông Ninh Bình tiếp tục triển khai tuyên truyền mở rộng nhằm phát triển chăn nuôi, tăng tổng đàn bò địa phương, tạo cơ hội làm giàu cho nông hộ. Đây cũng là giải pháp tái cơ cấu ngành chăn nuôi hiệu quả hiện nay.

Đinh Sỹ Dũng/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: gia súc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập172
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm171
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại181,930
  • Tổng lượt truy cập90,245,323
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây