Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình nuôi heo đen bán thả rông

Thứ bảy - 08/09/2018 03:46
Nuôi heo đen là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, trong đó có Sông Tuy nhiên lâu nay, heo đen nuôi với hình thức thả rông nên tỉ lệ hao hụt nhiều, không đảm bảo vệ sinh môi trường nên kém hiệu quả. Huyện Sông Hinh đang triển khai mô hình nuôi heo đen bán thả rông có đầu tư chuồng trại bài bản và áp dụng khoa học kỹ thuật, đã mở ra hướng mới để người dân phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

Mô hình nuôi heo đen bán thả rông của gia đình Ksor Y Dim ở buôn Ma Sung, xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) - Ảnh: VĂN THÙY
Mô hình nuôi heo đen bán thả rông của gia đình Ksor Y Dim ở buôn Ma Sung, xã Ea Bia (huyện Sông Hinh) - Ảnh: Văn Thùy
  

Năm 2017, huyện Sông Hinh triển khai đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có mô hình nuôi heo đen bán thả rông xuất bán heo sữa. Qua 1 năm thực hiện, mô hình bước đầu đã phát huy hiệu quả. Nhiều người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực tham gia mô hình này. Ông Ksor Y Dim ở buôn Ma Sung, xã Ea Bia, cho biết: Gia đình tôi đã dành một mảnh đất cuối vườn rộng khoảng 400m2 và xây tường gạch, rào lưới B40 bao quanh để nuôi heo đen. Ban đầu, gia đình tôi thả nuôi 10 con heo giống, trong đó có 9 heo nái và 1 heo đực. Sau 8 tháng nuôi, đàn heo đã sinh sản lứa đầu được 43 con heo sữa. Phần lớn heo sữa được các tư thương mua với giá khoảng 550.000 đồng/con. Chỉ sau thời gian ngắn, trừ chi phí thức ăn, gia đình tôi có lãi khoảng 15 triệu đồng. So với trồng trọt thì số lãi này gần bằng sản xuất 1ha sắn trong vụ vừa qua. Với đàn heo này, nếu chăn nuôi bài bản, cho ăn đầy đủ thì 1 năm heo đẻ khoảng 3 lứa, gia đình tôi sẽ có một khoản thu nhập tăng thêm rất đáng kể. 

Giống như gia đình Ksor Y Dim, gia đình chị Hà Thị Thìn ở buôn Thu, xã Ea Trol cũng nuôi 10 con heo đen theo hình thức bán thả rông. Theo chị Thìn, việc nuôi heo không tốn quá nhiều thời gian bởi có thể tranh thủ thời gian rảnh hoặc tận dụng các công phụ trong gia đình là đủ. Chị Hà Thị Thìn cho hay: “Gia đình tôi có một chiếc máy thái rau cho heo, nhờ vậy mà ít tốn công trong quá trình chăn nuôi. Đối với heo đen, lâu nay bà con ở đây chủ yếu nuôi với hình thức thả rông là chính, heo tự kiếm ăn. Nuôi heo đen nhốt trong chuồng sẽ tốt hơn, heo được ăn đầy đủ, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường lại tiện cho việc chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cũng dễ dàng hơn. Nhưng để đảm bảo chất lượng thịt, gia đình tôi nuôi với hình thức bán thả rông. Mô hình này rất phù hợp và nhiều hộ chăn nuôi đã áp dụng rất hiệu quả”. 

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, năm 2017, UBND huyện triển khai đề án Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có 11 mô hình được huyện chọn để nhân rộng ở các địa phương. Mô hình nuôi heo đen là một trong những mô hình nói trên, các hộ tham gia được hỗ trợ con giống, máy thái rau, thuốc thú y, kỹ thuật và một phần tiền làm chuồng trại, mua thức ăn. Các hộ tham gia mô hình phải đảm bảo có đất và xây dựng khu chăn nuôi rộng tối thiểu khoảng 400m2. Chuồng nuôi phải phù hợp, có chỗ cho heo ngủ tránh mưa nắng, gió lạnh, có đất trống để heo vận động và chủ động công chăm sóc, theo dõi phòng trừ bệnh tật. Toàn bộ sản phẩm người dân được hưởng 100%. Qua gần 1 năm, mô hình đã mang lại hiệu quả, trong đó trên 50% heo nái đã sinh sản lứa đầu, mỗi heo nái sinh từ 6-9 con/lứa, tỉ lệ heo con sống đạt 97%. Trao đổi về mô hình, ông Đinh Ngọc Dạn, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh, cho biết: “Mô hình này đã khẳng định lại nghề nuôi heo đen cho hiệu quả kinh tế cao khi có sự đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật. UBND huyện đang chỉ đạo các địa phương tuyên truyền, hỗ trợ và nhân rộng mô hình, đặc biệt là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định, góp phần đẩy nhanh thực hiện xây dựng nông thôn mới”. 

 

Văn Thùy

Nguồn: Báo Phú Yên


 Tags: heo đen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập487
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại190,856
  • Tổng lượt truy cập88,869,190
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây