Học tập đạo đức HCM

Thị xã Sơn Tây: Nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả

Thứ bảy - 08/09/2018 08:18
Những năm qua, nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp của thị xã Sơn Tây đã đạt hiệu quả thiết thực, góp phần tạo việc làm ổn định cho lao động nông thôn. Phát huy những thành quả này, thị xã tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi ong lấy mật, chăn nuôi gà mía giống và thương phẩm, mở rộng vùng trồng rau an toàn…

Nghề nuôi ong lấy mật trên địa bàn xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây) có từ khoảng năm 1984, nhưng chỉ dừng lại ở góc độ hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự phát. Năm 2007, các hộ nuôi ong ở Kim Sơn đã thành lập câu lạc bộ nuôi ong lấy mật với 11 thành viên. Cũng từ đó, nghề nuôi ong ở Kim Sơn phát triển mạnh, câu lạc bộ có thêm hàng chục hộ thành viên, nâng số lượng tổng đàn lên hơn 4.000 đàn ong, chủ yếu là giống ong nội, sản lượng mật đạt khoảng 32.000-35.000 lít/năm.

Nhằm liên kết chặt chẽ hơn nữa để cùng hỗ trợ nhau phát triển kinh tế, tháng 3-2018, Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật xã Kim Sơn được thành lập với 30 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi từ 80 đến 200 đàn. Có những thành viên mở rộng quy mô lên đến 500-600 đàn, như hộ anh Nguyễn Văn Nam ở thôn Nghĩa Sơn, trừ chi phí mỗi năm cho lợi nhuận từ 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng… Nhận thấy tiềm năng phát triển nghề nuôi ong lấy mật ở xã Kim Sơn, tháng 9-2017, thị xã Sơn Tây đã triển khai chương trình hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Các hộ tham gia chương trình được UBND thị xã hỗ trợ 300 đàn ong và 1.000 vỏ thùng ong... Ông Nguyễn Xuân Quyền, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kim Sơn - Tổ trưởng Tổ liên kết hợp tác nuôi ong lấy mật cho biết: Sản lượng mật ong 8 tháng năm 2018 của Tổ liên kết đạt khoảng 30.000 lít mật, tăng 8.000-10.000 lít so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài doanh thu từ khai thác mật, các hộ còn tập trung nhân đàn, tách đàn bán giống, thu hoạch phấn hoa và các sản phẩm khác, mang lại nguồn thu nhập cao.

Cùng với Kim Sơn, một số xã, phường khác như Sơn Đông, Cổ Đông, Trung Sơn Trầm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ cũng đang học tập và mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật với số lượng từ 5 đến 12 hộ thành viên. Riêng phường Xuân Khanh đã thành thành lập Tổ hợp tác nuôi ong với 22 hộ thành viên, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 50-70 đàn, nhiều nhất là 200 đàn...

Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Tạ Thanh Phong chia sẻ: Thị xã đang tập trung mở rộng mô hình nuôi ong lấy mật ở Kim Sơn, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu tập thể “Mật ong Sơn Tây” để nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, khuyến khích các hộ nông dân phát triển, nhân rộng nghề nuôi ong...

Ngoài phát triển nghề nuôi ong lấy mật, thị xã Sơn Tây còn xây dựng được thương hiệu tập thể gà mía Sơn Tây. Ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà mía Sơn Tây cho biết: Gà mía có nguồn gốc từ xã Đường Lâm, là giống gà tiến vua vì có ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, được Bộ NN&PTNT công nhận là giống vật nuôi quý hiếm cần được bảo tồn và phát triển. Với sự nỗ lực của các thành viên trong Hội, công tác sản xuất và xúc tiến thương mại trong lĩnh vực con giống gà mía của Hội đã đạt 1,9 triệu con/năm, giá trị doanh thu ước khoảng 19 tỷ đồng/năm. Hội còn tổ chức kết nối và cung cấp sản phẩm gà giống chất lượng cao cho các chuỗi gà đồi Ba Vì, gà đồi Sóc Sơn, ước tính 250.000 con/năm. “Năm 2019-2020, Hội phấn đấu doanh thu từ gà thương phẩm, gà giống ước đạt 45 tỷ đồng/năm” - ông Quân khẳng định.

Bên cạnh nhân rộng các mô hình chăn nuôi, thị xã Sơn Tây cũng đã duy trì và phát triển các vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 39,8ha: Phường Viên Sơn 20ha, xã Sơn Đông 11ha, xã Xuân Sơn 8,8ha. Rau an toàn của Sơn Tây cung cấp 1,2-1,5 tấn rau các loại/ngày cho các chuỗi siêu thị trên địa bàn Hà Nội như BigGreen, Sói Biển, Bác Tôm, chuỗi mầm non Mầm xanh (huyện Quốc Oai) và một số trường học, bếp ăn tập thể khu công nghiệp trên địa bàn thị xã. Từ nguồn này, nhiều hộ có thu nhập từ 200 đến 300 triệu đồng/năm, đời sống được nâng cao.
Theo Ánh Dương/Báo HNM.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay28,230
  • Tháng hiện tại221,323
  • Tổng lượt truy cập92,598,987
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây