Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả tích cực từ “Quỹ phát triển thôn”

Thứ hai - 06/04/2015 20:40
Từ thực tiễn cơ sở Tỉnh Hà Giang có 10 huyện và 01 thành phố, gồm 195 xã, phường, thị trấn; 2.069 thôn và tổ dân phố. Hiện trên địa bàn tỉnh còn 120 xã gồm 967 thôn đặc biệt khó khăn. Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2014 là 30,13%. Tỉnh có 6 huyện thuộc diện được hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.
Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã bắt tay vào thực hiện Chương trình với quan điểm xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển giảm nghèo bền vững; phương châm việc gì cần thiết cho nhân dân, ít kinh phí làm trước, việc gì cần đầu tư nhiều kinh phí làm sau.Quan điểm, phương châm là thế nhưng Hà Giang lại đứng trước khó khăn khi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế về trình độ nhận thức, chất lượng không cao, không đồng đều nhưng đội ngũ này lại chính là người gần dân nhất, hiểu dân nhất, vất vả nhất…


 
 Đồng chí Triệu Tài Vinh, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, kiêm TrưởngBan Chỉ đạo CTMTQG XDnông thôn mớitỉnh kết luận tại Hội nghị giao ban năm 2013
Đến chủ trương, chính sách
Ngày 16 tháng 12 năm 2013, tại Hội nghị giao ban trực tuyến đáng giá kết quả năm 2013, đề xuất nhiệm vụ năm 2014, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, kiêm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh đã cho chủtrương triển khai “quỹ phát triển thôn”, giao cho Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn và hướng dẫn tổ chức thực hiện.Ngày 25 tháng 12 năm 2013, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 3048 quy định về quản lý Quỹ phát triển địa phương thuộc Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh năm 2014; trong đó thực hiện ngân sách cấp thí điểm để bổ sung Quỹ phát triển thôn cho 82 thôn tại 41 xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, với mức hỗ trợ 30 triệu đồng/thôn. Quỹ phát triển thôn được hình thành từ các nguồn tiết kiệm được do thi công các công trình theo cơ chế đặc thù theo quy định tại Quyết định số 1670 ngày 14/8/2013 của UBND tỉnh; từ các nguồn tự nguyện đóng góp của nhân dân và các nguồn thu khác, từ nguồn ngân sách cấp hỗ trợ 30 triệu đồng. Quỹ được sử dụng vào các nội dung như: Sửa chữa nhỏ điểm trường, trụ sở thôn, nhà văn hóa thôn, bảo dưỡng đường giao thông trong thôn, thủy lợi nội đồng, cho các hộ dân trong thôn vay để thực hiện các hoạt động tạo ra thu nhập phát triển kinh tế hộ, giải quyết việc làm cho nhân dân. Theo nguyên tắc hoàn trả gốc và được thu phí để trang trải chi phí quản lý. Mức thu phí do Ban phát triển thôn họp thống nhất nhưng không vượt quá mức lãi suất tiền vay hiện hành của Ngân hàng chính sách xã hội cho vay đối với hộ nghèo. Ngày 20 tháng 02 năm 2014, Sở Tài chính đã ban hành Hướng dẫn số 178 hướng dẫn thủ tục vay quỹ phát triển thôn, các thủ tục vay được hướng dẫn cụ thể từ biên bản đến hệ thống sổ sách ghi chép.
Và hiệu quả tích cực sau một năm thực hiện
Sau một năm triển khai thực hiện, một số thôn còn rất lúng túng trong việc tổ chức cho nhân dân vay. Vì lần đầu tiên trưởng thôn được giao trách nhiệm quản lý một số tiền lớn (đối với họ), nhưng ai cũng đều hiểu và nhận rõ trách nhiệm của mình “làm thế nào cho nguồn quỹ đó ngày càng phát triển, nhân dân được hưởng lợi từ đó”.


  Ban phát triển thôn Tân Sơn - xã Nà Chì - huyện Xín Mần

họp xét cho các hộ trong thôn vay vốn

Tuy nhiên, có một số đồng chí Trưởng thôn đã quản lý, sử dụng nguồn quỹ này rất hiệu quả. Tiêu biểu như thôn Tân Sơn - xã Nà Chì - huyện Xín Mần. Nguồn quỹ của thôn Tân Sơn được hình thành từ các khoản: Hỗ trợ của nhà nước 30 triệu đồng; môi trường rừng và bảo vệ rừng; thủy lợi phí; một phần trích lại từ việc nhân dân tham gia làm đường giao thông trong thôn; kinh phí bảo vệ phát triển đất trồng lúa… Đáng nói ở đây Ban phát triển thôn Tân Sơn đã vận động được nhân dân trong thôn hình thành nên nguồn Quỹ phát triển thôn ngay từ chính người dân, để phục vụ người dân theo phương châm “tích tiểu thành đại”. Nếu những nguồn kinh phí này mà phát cho các hộ gia đình thì mỗi hộ chỉ được có vài nghìn đến chục nghìn, do đó thôn đã họp và thống nhất với các hộ gia đình góp toàn bộ những nguồn kinh phí nhà nước chi trả lại để sung vào quỹ phát triển thôn, do đó năm 2014 quỹ phát triển thôn của thôn Tân Sơn đã lên tới 149.849.000 đồng. Sau khi có nguồn quỹ, thôn đã tổ chức họp với người dân để các hộ đăng ký tham gia các nhóm sở thích như: Nhóm sở thích trồng rừng; nhóm nuôi dê; nhóm thâm canh lúa; nhóm nuôi lợn…
Thôn đã sử dụng 86.849.00 đồng tiền quỹ vào mục đích như: Sửa chữa nhỏ hội trường thôn, mua sắm đồ dùng cho hội trường, chi trả cho các tổ bảo đảm mương, bảo vệ rừng…; đồng thời đã giải ngân cho 6 hộ vay được 36 triệu, với lãi suất 0,45%/tháng để thực hiện các hoạt động như: Mua máy chế biến chè, chăn nuôi lợn, trồng cỏ, thâm canh lúa, thời gian vay từ 1 đến 2 năm. Đến nay thôn Tân Sơn vẫn còn 27 triệu để tiếp tục cho nhân dân vay trong năm 2015. Với sự năng động của tập thể Ban Phát triển thôn và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong thôn Tân Sơn, nguồn Quỹ phát triển thôn sẽ đáp ứng một phần nhu cầu vay vốn của người dân, qua đó thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo.


 Mô hình nuôi Dê của gia đình anh Hoàng Đức Khôi - thôn Tân Sơn – xã Nà Chì
được vay từ nguồn Quỹ phát triển thôn
 Nếu các thôn khác cũng “năng động” như thôn Tân Sơn thì nguồn “Quỹ phát triển thôn” sẽ ngày càng phát triển, qua đó năng lực quản lý của cán bộ cấp thôn cũng được nâng lên đáp ứng được yêu cầu xây dựng nông thôn mới của xã Nà Chì nói riêng của tỉnh Hà Giang nói chung. Có thể thấy, thôn Tân Sơn - xã Nà Chì - huyện Xín Mần là điểm sáng về thực hiện “Quỹ phát triển thôn” để các thôn khác học tập, chia sẻ kinh nghiệm.
 
Nguồn: nongthonmoi.hagiang.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm276
  • Hôm nay21,595
  • Tháng hiện tại214,688
  • Tổng lượt truy cập92,592,352
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây