Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình nuôi heo VietGAHP ở Đồng Nai

Thứ hai - 26/01/2015 21:09
Đồng Nai đang triển khai chương trình xây dựng vùng thực hành chăn nuôi tốt (VietGahp) cho các hộ chăn nuôi heo quy mô nhỏ và vừa, tại thị xã Long Khánh và hai huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc. Đến nay, các nhóm Gahp mang lại kết quả rất khả quan, tạo tiền đề để hình thành các hộ chăn nuôi phát triển bền vững.

Những cán bộ thú y tại gia

Đến thăm nhà ông Trịnh Thanh Bình, thành viên tổ GAHP số 1 xã Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy ông làm công việc thay cho cán bộ thú y là chăm sóc đàn heo gần 100 con của mình. Tay vừa cầm cuốn sổ ghi ghi, chép chép, ông Bình vừa giải thích: "Mấy chú thấy lạ, nhưng những thành viên trong nhóm Gahp như tôi ai cũng phải làm công việc này.

Heo giống thả ngày nào, thả giống gì, mình đã tiêm vắc-xin gì, ăn uống ra sao...

đều phải ghi chép lại đầy đủ.

Chúng tôi nuôi heo theo quy trình VietGAHP, nên những công việc này phải làm đầy đủ". Chứng kiến cảnh ông thuần thục với việc xác định nhiệt độ, kiểm tra phân, nước bọt heo và lấy thuốc cho heo uống, chúng tôi rất bất ngờ.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai Phan Minh Báu giải thích thêm: "Đối với các thành viên trong nhóm GAHP, ai cũng được chúng tôi tập huấn kỹ về vệ sinh thú y, vệ sinh chuồng trại nên việc họ tự xử lý được những căn bệnh thông thường của đàn heo một cách khoa học, hiệu quả nhất là chuyện bình thường. Nói cách khác, chúng tôi đang tạo ra những cán bộ thú y tại gia".

Hiện tại, ba vùng Gahp tại các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, thị xã Long Khánh đã hình thành 52 nhóm Gahp, với hơn 1.000 hộ chăn nuôi tham gia. Trong số này, gần 300 hộ đạt chứng nhận VietGAHP. Trong chương trình, các chủ trại không chỉ được tập huấn, đào tạo về kỹ thuật nuôi và chăm sóc heo, mà mỗi nhóm còn được dự án Lifsap hỗ trợ thêm một hệ thống máy nghiền, trộn thức ăn để tận dụng các nguyên liệu như cám, bắp, đậu có sẵn chế biến thức ăn cho heo. Với việc làm này, giúp tiết kiệm gần 400 nghìn đồng đầu tư thức ăn cho một con heo so với mua thức ăn công nghiệp như trước. Ông Đoàn Duy Thú, thành viên tổ GAHP xã Suối Cao, huyện Xuân Lộc tính toán: "Nhà tôi có 80 con heo thịt, mỗi ngày ăn hết 200 kg thức ăn. Nếu mua cám công nghiệp, phải mất gần 11 nghìn đồng/kg.

Từ khi được Nhà nước hỗ trợ máy xay trộn thức ăn, giá thành thức ăn chỉ còn 10 nghìn đồng/kg. Tính ra cứ một ngày, nhà tôi tiết kiệm được 200 nghìn đồng". Tiếp lời, Phó Giám đốc dự án Lifsap Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hoài cho biết: "Hiện nay, mục tiêu lớn nhất của chúng tôi là giúp các nhóm Gahp tiết kiệm được tiền thức ăn chăn nuôi, đồng thời nhờ nắm bắt tốt kỹ thuật chăm sóc nên đàn heo cũng ít hao hụt hơn. Một con heo trong nhóm đang có chi phí đầu tư thấp hơn gần 20% so với các đàn heo khác".

Hướng đi mới cho chăn nuôi nông hộ

Theo ông Phan Minh Báu, việc nâng cao trình độ, tay nghề cho người chăn nuôi giúp họ chăn nuôi theo quy trình VietGAHP chặt chẽ chỉ là những bước cơ bản để hướng đến mục tiêu chăn nuôi quy mô nông hộ làm giàu bền vững. Quan trọng hơn, là việc hình thành nên những chuỗi liên kết trong chăn nuôi, tạo được đầu ra ổn định, với lợi nhuận cao.

Ông giải thích thêm: "Để tham gia được vào thị trường thì số lượng sản phẩm phải nhiều, chất lượng tốt. Mình phải liên kết các hộ này lại thành từng nhóm. Nhóm này sẽ nuôi heo từ thời điểm nào, nhóm khác nuôi sau một vài tháng, nhằm tạo ra được khối lượng hàng hóa vừa ổn định, vừa đáp ứng được số lượng theo nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, chúng tôi cũng đã liên kết và hỗ trợ các chủ lò mổ và các nhà phân phối, nhà cung cấp giống, thức ăn để tạo ra một chuỗi liên kết, có như vậy mới thành công".

Nói về mục tiêu này, ông Trần Văn Từ, thành viên nhóm Gahp của thị xã Long Khánh phấn khởi cho biết: "Đây là một giải pháp rất hay, vì chúng tôi không có vốn nhiều để mở rộng quy mô chuồng trại. Việc chăn nuôi trước giờ bấp bênh lắm, nếu như sự liên kết này thành công thì có lẽ hình thức chăn nuôi nông hộ sẽ bước sang trang mới. Khi đó chúng tôi không phải lo việc con giống kém chất lượng, không lo phụ thuộc vào nguồn thức ăn thị trường, không lo đầu ra cho con heo, vì toàn bộ đều nằm trong cùng một chuỗi. Chúng tôi ai cũng phấn khởi khi nghe về điều này và sẵn sàng cùng Nhà nước tìm ra con đường tươi sáng hơn trong ngành chăn nuôi".

Hy vọng của ông Từ là hoàn toàn có cơ sở khi mới đây, Ban quản lý dự án Lifsap bắt đầu đầu tư, hỗ trợ việc xây dựng các lò mổ có quy mô vừa để phục vụ cho việc hình thành chuỗi liên kết này. Ông Nguyễn Văn Thanh, chủ lò mổ Yến Thanh ở xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc nói: "Dù mới đi vào hoạt động, nhưng hiện nay, chúng tôi đã liên kết với rất nhiều hộ chăn nuôi theo mô hình VietGAHP ở địa phương trong việc thu mua heo để giết mổ và phân phối ra thị trường. Sở dĩ tôi chọn các hộ này là bởi lò mổ của tôi được sự hỗ trợ của dự án Lifsap, đồng thời nguồn heo nuôi theo hướng Gahp bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh, các doanh nghiệp rất an tâm và bán được nhiều hơn. Chúng tôi sẽ tiến hành ký kết hợp đồng cung ứng heo lâu dài với các hộ trong nhóm Gahp để chủ động sản lượng thịt.

Như vậy, các hộ chăn nuôi cũng sẽ an tâm, không lo giá cả trồi sụt, bởi trong hợp đồng ký kết sẽ kèm theo điều khoản về giá sàn, tức là mức giá tối thiểu nhưng vẫn bảo đảm cho người chăn nuôi có lãi".

Theo: nhandan.com.vn

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập502
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại870,529
  • Tổng lượt truy cập92,044,258
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây