Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình trồng cam sành trên đất phèn

Thứ bảy - 27/10/2018 04:16
Chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang.

Những năm gần đây, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả. Hiện nay mỗi 1 công cam của anh thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa.

hieu qua tu mo hinh trong cam sanh tren dat phen hinh 1
Anh Huỳnh Công Chánh với vườn cam sành cho thu hoạch khá.

 

Cách đây hơn chục năm, vì cuộc sống khó khăn do đất ít, đất vườn lại canh tác nhiều năm nên hiệu quả kém, anh Huỳnh Công Chánh đã quyết định rời quê hương ở huyện Lai Vung, tỉnh đồng Tháp sang tận vùng  đất phèn hoang hóa xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để lập nghiệp.

Mặc dù diện tích đất ruộng ở đây lớn nhưng lại là vùng đất trũng, bị phèn nặng, do đó những năm đầu chỉ có thể canh tác được 2 vụ lúa, lợi nhuận thu được khoảng 40 triệu đồng/ha/năm. Những năm gặp thời tiết thất thường chi đủ vốn. Sau đó anh chuyển sang trồng cỏ nuôi bò, thu nhập có khá hơn nhưng giá cả lại bấp bênh không ổn định.

Sau nhiều năm chật vật chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi bò nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2014, anh Chánh mạnh dạn cải tạo toàn bộ phần đất ruộng của gia đình phát triển mô hình trồng cam sành và cũng từ đây gia đình anh đã có cuộc sống ổn định hơn.

Ban đầu, anh Chánh chỉ chuyển đổi hơn 5.000m2 trồng cam sành, cây cam phát triển tốt và cho trái đều đẹp. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng cam sành khi còn ở Lai Vung, anh đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, hiện nay diện tích trồng cam của gia đình anh là hơn 60.000m2 với gần 25.000 gốc, tất cả đã đang cho trái. Năng suất bình quân đạt 6 tấn trái/1.000m2/năm. Với giá bán trung bình từ 20.000- 25.000 đồng/kg cam sành nghịch vụ; ước một năm anh Chánh thu lãi khoảng 30 triệu đồng/1.000m2. Đây là mức thu nhập rất cao đối với hộ nhà vườn.

Những năm gần đây, tại các địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều bà con nông dân đã chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là mô hình trồng cam sành trên đất phèn của anh Huỳnh Công Chánh, 48 tuổi, ở ấp Tân Trung, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, được đánh giá là mô hình hiệu quả. Hiện nay mỗi 1 công cam của anh thu nhập gấp hàng chục lần so với trồng lúa.

hieu qua tu mo hinh trong cam sanh tren dat phen hinh 1
Anh Huỳnh Công Chánh với vườn cam sành cho thu hoạch khá.

 

Cách đây hơn chục năm, vì cuộc sống khó khăn do đất ít, đất vườn lại canh tác nhiều năm nên hiệu quả kém, anh Huỳnh Công Chánh đã quyết định rời quê hương ở huyện Lai Vung, tỉnh đồng Tháp sang tận vùng  đất phèn hoang hóa xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang để lập nghiệp.

Mặc dù diện tích đất ruộng ở đây lớn nhưng lại là vùng đất trũng, bị phèn nặng, do đó những năm đầu chỉ có thể canh tác được 2 vụ lúa, lợi nhuận thu được khoảng 40 triệu đồng/ha/năm. Những năm gặp thời tiết thất thường chi đủ vốn. Sau đó anh chuyển sang trồng cỏ nuôi bò, thu nhập có khá hơn nhưng giá cả lại bấp bênh không ổn định.

Sau nhiều năm chật vật chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi bò nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2014, anh Chánh mạnh dạn cải tạo toàn bộ phần đất ruộng của gia đình phát triển mô hình trồng cam sành và cũng từ đây gia đình anh đã có cuộc sống ổn định hơn.

Ban đầu, anh Chánh chỉ chuyển đổi hơn 5.000m2 trồng cam sành, cây cam phát triển tốt và cho trái đều đẹp. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng cam sành khi còn ở Lai Vung, anh đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, hiện nay diện tích trồng cam của gia đình anh là hơn 60.000m2 với gần 25.000 gốc, tất cả đã đang cho trái. Năng suất bình quân đạt 6 tấn trái/1.000m2/năm. Với giá bán trung bình từ 20.000- 25.000 đồng/kg cam sành nghịch vụ; ước một năm anh Chánh thu lãi khoảng 30 triệu đồng/1.000m2. Đây là mức thu nhập rất cao đối với hộ nhà vườn.

 

Với bà con nông dân ở xã Tà Đảnh hiện nay, để chuyển đổi theo mô hình trồng cam như của anh Chánh là rất khó, đòi hỏi chi phí ban đầu cao. Chính quyền và người dân xã Tà Đảnh rất mong các ngành chức năng có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để bà con đầu tư chuyển đổi cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất, góp phần nâng cao đời sống người dân./. 

Theo Phan Ánh/VOV-ĐBSCL

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm336
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại831,317
  • Tổng lượt truy cập92,005,046
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây