Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà

Thứ hai - 26/08/2013 04:49
Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Việc tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch lúa vừa giúp vệ sinh đồng ruộng vừa giúp nông dân có thêm nguồn nguyên liệu để trồng nấm rơm. Theo cách làm truyền thống, người dân thường ủ rơm ngoài trời, nơi có phần đất trống. Khi trồng nấm, phải canh thời tiết nắng hay mưa để điều chỉnh lượng rơm phủ trên bề mặt hợp lý. 

Để giải quyết tình trạng cây nấm không ra đều, màu nấm sậm đen, Trung tâm Khuyến nông huyện Thoại Sơn đưa ra giải pháp trồng nấm rơm trong nhà và triển khai trồng thí điểm tại hộ ông Trần Văn Hiệp (ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, Thoại Sơn). Sau hơn 6 tháng trồng thực nghiệm, mô hình đã mang lại những sản phẩm đẹp, đáp ứng nhu cầu của người mua.

Ông Hiệp chia sẻ: “Qua sự hướng dẫn về mặt kỹ thuật trồng của Trung tâm Khuyến nông huyện, tôi mạnh dạn trồng thử 10 kệ nấm trong nhà, với diện tích 240 m2. Vụ trước, tôi thu hoạch nấm to, trắng đẹp và “ăn nấm” được lâu hơn trồng ngoài trời. Thu hoạch được 57 kg, bán với giá 50 ngàn đồng/kg, trừ chi phí, tôi còn lời 2,1 triệu đồng”. 

Bên cạnh đó, trồng nấm rơm trong nhà vừa có thể tận dụng không gian trong nhà để sản xuất, vừa có thể tiết kiệm công sức lao động. Theo ông Hiệp, trồng nấm rơm trong nhà chỉ cực phần đóng kệ, phân tầng chứ không tốn nhiều công sức chăm sóc, không ngại thời tiết nắng mưa thất thường. 

Khi có được nguồn rơm mùa đông xuân, ông ủ trong 20 ngày, nguồn rơm trong mùa hè thu thì ủ 15 ngày để rơm chín đều. 

Sau đó, lót một tấm lưới mỏng trên mặt kệ, rải 3 lớp rơm và 3 lớp meo xen kẽ với dộ dày 3 tấc, cuối cùng là tưới nước thường xuyên vào hai buổi sáng, chiều. Khoảng 10 ngày sau, nấm bắt đầu sinh trưởng và thu hoạch. Ông Hiệp còn lưu ý, nên giữ cho không gian trồng được sạch sẽ, kín đáo tránh ánh nắng nhiều quá hoặc bị ẩm ướt quá, nếu không nấm sẽ không ra đều và to khỏe.

Nhận thấy mô hình trồng nấm rơm trong nhà được ông Hiệp thực hiện khá hiệu quả, anh Nguyễn Thanh Tùng, ngụ ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch, tìm đến tham quan và học tập mô hình. Anh Tùng nói: “Trước đây, khi thu hoạch lúa xong, tôi thường bỏ một lượng rơm lớn ngoài đồng. 

Nay nhờ mô hình trồng nấm, tôi có thể tận dụng nguồn rơm dư thừa vừa tận dụng khoảng trống trong nhà để tăng thêm thu nhập. Chỉ với 2 công rơm tương đương trên 1.000 kg rơm, tôi đã có thể trồng 8 kệ rơm trong nhà, với diện tích 200m2. 

Tính từ giai đoạn ủ rơm đến khi thu hoạch chỉ hơn một tháng là tôi có thể kiếm trên 2 triệu đồng góp phần tăng thêm thu nhập gia đình, vợ tôi cũng có thêm niềm vui từ công việc chăm sóc nấm rơm tại nhà”.

Theo ông Nguyễn Hữu Chí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Trạch, toàn xã đã nhân rộng mô hình cho 29 hộ trong đó có 4 hộ nghèo không có đất sản xuất. Mô hình này ít tốn kém chi phí, lợi nhuận cao, nông dân dễ dàng tiếp cận. Hiện tại, do nguồn nấm rơm còn ít nên người dân chủ yếu tự tiêu thụ ở các chợ nhỏ. Còn trong tương lai, nếu mô hình nhân rộng hơn, 

Hội Nông dân xã sẽ chủ động tìm đầu mối tiêu thụ ổn định và lâu dài, thành lập Tổ hợp tác rau màu tại địa phương trong đó có nấm rơm để các nông dân có thể trao đổi, học hỏi kỹ thuật sản xuất, góp phần giảm chi phí và nâng cao năng suất các loại hoa màu.

 

Theo An Giang Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập232
  • Hôm nay21,992
  • Tháng hiện tại797,270
  • Tổng lượt truy cập91,970,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây