Học tập đạo đức HCM

Hòa Bình: Lãi lớn nhờ nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện

Thứ hai - 22/06/2015 03:21
Không chỉ nuôi theo quy mô hộ gia đình, nhiều hợp tác xã, công ty đã đầu tư vào hoạt động nuôi các lồng trên lòng hồ Thủy điện Hòa Bình. Những năm gần đây, mô hình này đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho nhiều người dân.

Từ thành công quy mô hộ gia đình

Năm 2012, anh Trịnh Bá Mạnh (xóm 6, xã Thái Thịnh, Thành phố Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư vào mô hình nuôi cá lồng ở vùng hồ sông Đà với số vốn lên đến nửa tỷ đồng để làm 30 lồng cá và mua con giống. Các loài cá được anh Mạnh chọn nuôi là cá rô phi, cá chép, ngạnh sông, nheo Mỹ... Đầu năm 2013, gia đình anh được Trung tâm Khuyến nông Hòa Bình hỗ trợ 500 con giống cá lăng để thực hiện nuôi trong lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Giống cá lăng có giá trị kinh tế cao nên anh cũng dành nhiều thời gian và tâm huyết. Anh chọn thức ăn cho cá là cá tạp xay nhỏ hoặc cắt khúc. Lòng hồ Thủy điện Hòa Bình có dòng chảy ổn định, nước lưu thông liên tục nên môi trường luôn sạch, cá ít bị bệnh, khỏe mạnh, mau lớn, không phải tốn tiền mua thuốc trị bệnh.

Anh Mạnh cho biết, nếu đem so sánh nuôi giống cá lăng với các loài cá khác như cá rô phi, cá chép… cùng diện tích mặt nước nuôi, thức ăn và công chăm sóc thì nuôi cá lăng cho năng suất, sản lượng thu về cao hơn gấp nhiều lần. Cá lăng lớn chậm hơn so với loài khác nhưng giá trị kinh tế lại cao.

Năm đầu tiên thu hoạch, gia đình anh xuất bán 7 tạ cá nheo Mỹ với giá bán 100.000 đồng/kg và vài tạ cá rô phi và cá chép thu về hơn trăm triệu đồng. Anh chia sẻ, thời gian tới gia đình sẽ tiếp tục mở rộng thêm mô hình nuôi cá lăng và nuôi thử nghiệm giống cá vược và cá tầm trong lồng trên hồ thủy điện.

Một bè nuôi cá lồng trong lòng hồ Thủy điện Hòa Bình - Ảnh: Ngọc Thọ

Theo ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hòa Bình, nghề nuôi cá lồng bè trên hồ thủy điện đã phát triển mạnh từ trước năm 1995, sau đó giảm dần do cá thường bị dịch bệnh. Khoảng 5 năm trở lại đây, người dân đã chuyển đổi nghề từ khai thác sang nuôi trồng thủy sản do nguồn thủy sản trong hồ giảm mạnh. Hiện nay, số lồng cá được nuôi trên địa bàn tỉnh khoảng 1.700 lồng, sản lượng cá đạt 1.600 tấn/năm, mang lại thu nhập trung bình hơn 100 triệu đồng/hộ/năm. Nghề nuôi cá lồng trên sông đang có xu hướng phát triển vì các hộ nuôi đã áp dụng công nghệ nuôi mới, thường xuyên sử dụng các biện phòng trị bệnh tổng hợp trong quá trình nuôi nên cá lớn nhanh, dễ thu hoạch, giá bán cao, tạo được sản lượng hàng hóa tập trung. Từ đó, nhiều hoạt động dịch vụ nuôi trồng thủy sản ra đời như dịch vụ giống, tiêu thụ sản phẩm, thức ăn, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người dân.

 

Hợp tác xã, doanh nghiệp vào cuộc

Bên cạnh mô hình nuôi hộ gia đình, một số doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống lồng bè nuôi hiện đại. Cá được nuôi là các giống đặc sản như cá trắm đen, bỗng, ngạnh, chiên, lăng chấm, tầm...

Tại xã Thái Thịnh, Công ty TNHH Cường Thịnh có 20 lồng; HTX Thống nhất có 36 lồng. Tổ hợp tác xóm Bãi Sang (xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu) có 40 lồng. Có công ty đã đầu tư đến hàng trăm lồng cá như Công ty TNHH một thành viên Minh Tín, xã Thung Nai, huyện Cao Phong với 170 lồng; HTX dịch vụ sản xuất kinh doanh nông lâm nghiệp Hiền Lương (xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc) với 120 lồng. Các sản phẩm ở đây chủ yếu cung cấp cho thị trường Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác .

"Mỗi lồng cá cho thu hoạch từ 3 đến 4 tấn, thu nhập hàng trăm triệu/lồng", ông Phạm Minh Tuấn, nhân viên Công ty TNHH một thành viên Minh Tín cho biết.

Cá lăng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình - Ảnh: Ngọc Thọ

Số lượng lồng cá trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tăng theo các năm tuy nhiên sản lượng chưa ổn định. Nguyên nhân do vào đầu mùa mưa lượng mùn bã hữu cơ và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật bị rửa trôi, chảy xuống làm nước đục môi trường biến động nhanh, cá không thích ứng kịp, dễ bị nhiễm bệnh làm nhiều lồng nuôi cá bị chết dẫn đến việc số lượng lồng nuôi và sản lượng bị giảm. Đồng thời, trình độ nuôi trồng thủy sản tại đây còn ở mức thấp, phần lớn mới đạt mức quảng canh, mức bán thâm canh chỉ có một tỷ lệ nhỏ. Việc chuyển giao khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn; cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu, không đáp ứng được yêu cầu ứng dụng những công nghệ cao, công nghệ tiên tiến. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán, mang nặng tính tự phát, chưa tập trung thành những vùng có quy mô lớn cho nên năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều hạn chế.

Để góp phần giải quyết những hạn chế này, hồi cuối tháng 4/2015, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 10/2015/QĐ-UBND về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020.

Đối tượng áp dụng bao gồm các hộ, hợp tác xã, tổ hợp tác nuôi thủy sản bằng lồng khung sắt, lưới có quy mô lồng nuôi từ 50 m3/lồng trở lên trong phạm vi vùng lòng hồ Thủy điện Hòa Bình thuộc vùng quy hoạch được UBND tỉnh hoặc UBND huyện, thành phố phê duyệt. Các đối tượng này có hợp đồng hoặc cam kết tiêu thụ sản phẩm, nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo theo quy chuẩn kỹ thuật và điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Các hoạt động như xây dựng quy trình, mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật; đào tạo nghề cho lao động tham gia sản xuất tại các cơ sở sản xuất; xây dựng nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm thuộc phạm vi quy định; xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành sẽ được đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Chính sách hỗ trợ được thực hiện 1 lần bằng tiền sau đầu tư sản xuất để mua lồng khung sắt, lưới, mua con giống và thức ăn. Mức hỗ trợ cho 1 lồng tối đa không quá 25.000.000 đồng nhưng không quá 80.000.000 đồng/năm cho 1 hộ hoặc hộ xã viên. 

>> Ông Hoàng Văn Son, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hòa Bình cho hay, Hòa Bình phấn đấu phát triển thủy sản theo hướng bền vững, trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới nhằm đa dạng sản phẩm; tăng năng suất trên đơn vị diện tích, tăng giá trị thu nhập; duy trì và mở rộng hình thức nuôi, khai thác tạo việc làm thu hút lao động. Phát triển hợp lý nghề nuôi cá lồng trên lòng hồ Thủy điện Hòa Bình.

Đỗ Hương
Thủy sản Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập646
  • Hôm nay82,372
  • Tháng hiện tại818,482
  • Tổng lượt truy cập93,196,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây