Học tập đạo đức HCM

Hùng Sơn làm giàu từ cây chè

Thứ tư - 06/09/2017 04:23
Từ lâu xã Hùng Sơn được xem là một trong những vùng nguyên liệu chè lớn của huyện Anh Sơn (Nghệ An) với diện tích 530ha cùng kinh nghiệm sản xuất chè lâu năm, trong thời gian qua, người dân nơi đây đã nâng cao giá trị kinh tế của cây chè thông qua việc đầu tư sản xuất chè cao cấp như trà tencha, chè Móc Câu chất lượng cao.
 

Hiện nay, ông Phạm Văn Qúy đang chăm sóc diện tích chè theo công nghệ Nhật Bản trên diện tích 7 sào

Những ngày đầu tháng 9, ở Hùng Sơn huyện Anh Sơn khá nhộn nhịp, người làm chè trong xã đang bắt tay vào sản xuất chè mùa. Ông Phạm Văn Qúy ở thôn 5, hộ trồng chè đầu tiên áp dụng thành công mô hình chế biến chè tencha theo công nghệ Nhật Bản, chia sẻ: "Năm 2016, tôi có dịp may mắn được tổ chức JICA mời sang Nhật Bản tham quan học tập mô hình sản xuất chè chất lượng cao. Trong thời gian này, tôi được tập huấn kỹ thuật về cách làm đất, trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến chè. Sau khi học xong, trở về và áp dụng quy trình này dưới sự đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật và máy móc của tổ chức JICA Nhật Bản. Theo đó, trong quá trình trồng và chăm sóc nguyên liệu chè tencha luôn tuân thủ theo đúng quy trình từ khâu dọn thực bì dùng hoàn toàn bằng sức lao động không sử dụng thuốc diệt cỏ. Đồng thời, phân bón được sử dụng chủ yếu từ phân bón hữu cơ, vi sinh ủ từ chế phẩm nông nghiệp. Từ đó, tôi đã tạo ra nguyên liệu chè “sạch” làm nên những sản phẩm chè chất lượng cao.

Chè được che phủ có màu xanh đậm hơn so với chè chăm sóc công nghệ bình thường.

Đặc biệt, nguyên liệu làm ra chè tencha chỉ thu hái trong 1 tuần khi búp chè đạt đến độ tiêu chuẩn nhất. Trước khi thu hái, chè được che phủ nắng 60 - 90% cách đó 14 ngày trước khi thu hoạch. Sau khi chè được thu hái sẽ được bảo quản, hấp, sấy đúng kỹ thuật để mang lại thành phẩm chè ngon, chất lượng. Năm ngoái, gia đình tôi thử nghiệm sản xuất trên diện tích 7 sào, toàn bộ chè làm ra đều được họ thu mua toàn bộ. Sắp tới gia đình tôi tiếp tục được công ty Nhật Bản đầu tư thêm hệ thống máy sấy để việc sản xuất chè tencha được đồng bộ". 

Ông Qúy bên hệ thống máy móc được tổ chức JICA Nhật Bản hỗ trợ

Rời gia đình ông Qúy chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất chè Móc Câu của anh Nguyễn Cảnh Tuấn xóm 4 xã Hùng Sơn. Đang là thời điểm thu hoạch chè chính vụ nên cơ sở chế biến chè của gia đình anh nhộn nhịp hơn so với những ngày thường.

Anh Tuấn chia sẻ: Để có chè ngon thì đầu tiên nguyên liệu chè phải đảm bảo chất lượng “một búp, hai lá”, chè phải hái đúng thời điểm và phải được sao ngay trong ngày hái. Ngoài ra, chè cũng phải được hái hoàn toàn bằng tay để tránh dập nát hoặc lẫn chè không đạt yêu cầu. Để làm được 1kg chè khô thì phải cần 6kg chè tươi. Các ngọn chè được hái phải đều nhau như một. Sau khi chè được hái xong đem về chế biến. Quá trình sao chè, không để lửa quá to để tránh chè bị đỏ, công đoạn vò phải sử dụng vò bằng tay để đảm bảo chè được đều. Các công đoạn khác từ sàng sảy, đóng gói chè đều được làm bằng tay.

Do vậy, những cánh chè do cơ sở anh Tuấn sản xuất luôn thơm, ngon và đậm đà hơn so với các cơ sở chế biến chè công nghiệp. Trung bình mỗi năm gia đình anh sản xuất, đóng gói 3 tấn chè.Với giá thành 150 – 200 ngàn đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm anh cũng thu lãi 80 triệu đồng.

Anh Nguyễn Cảnh Tuấn thôn 4 xã Hùng Sơn có nguồn thu không  nhỏ từ sản xuất chè thủ công chất lượng cao.

Ông Hoàng Đình Mỹ chủ tịch UBND xã, cho biết: "Hiện, toàn xã Hùng Sơn có trên 530ha chè công nghiệp với hơn 480 hộ trồng, trong đó 70% sản lượng chè tươi xã Hùng Sơn chủ yếu cung cấp cho Nhà máy chế biến chè đóng chân trên địa bàn, số còn lại là do người dân tự tiệu thụ. Việc xây dựng các cơ sở chế biến chè mi ni chất lượng cao là hết sức cần thiết, nhằm giải quyết đầu ra nguyên liệu và nâng cao thu nhập cho người dân. Từ sự ra đời của các cơ sở chế biến này, chính quyền địa phương đang khuyến khích các gia đình có diện tích trồng chè lớn học hỏi kinh nghiệm, nhân rộng thành nhiều cơ sở chế biến chè tại gia đình để nâng cao hiệu quả kinh tế".

Có thể nói, việc sản xuất chè chất lượng cao đang là hướng đi mới đầy triển vọng nhằm giúp người dân trồng chè nâng cao thu nhập, đồng thời góp phần xây dựng thương hiệu riêng cho vùng sản xuất chè Hùng Sơn.

                                                          Huyền Trang/kinhtenongthon.com.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay26,039
  • Tháng hiện tại204,606
  • Tổng lượt truy cập90,267,999
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây