Học tập đạo đức HCM

Nở rộ phong trào nuôi tôm trong nhà lưới công nghệ cao ở Hiệp Phước

Thứ tư - 06/09/2017 19:27
Mô hình nuôi tôm trong nhà lưới công nghệ cao đang trở thành phong trào ở xã Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM). Ông Trần Văn Mùa - Chủ tịch HĐQT HTX Hiệp Thành cho biết, hiện ở Nhà Bè có 6 điểm nuôi tôm theo công nghệ cao. Mỗi điểm có khoảng 8.000m2 đất nuôi tôm. “Mô hình này đòi hỏi nông dân phải có kỹ thuật và nguồn vốn lớn. Trên cùng một diện tích, mô hình công nghệ cao cho năng suất gấp đôi so với nuôi tôm bình thường. Một năm có thể làm 4 vụ tôm, năng suất 3 – 5kg/m2” - ông Mùa nói.

Hiện HTX Hiệp Thành có 4 ao nuôi tôm với tổng diện tích khoảng 7.000m2. Theo tính toán, mỗi m2 ao tôm nuôi theo mô hình này đầu tư 2 – 3 triệu đồng, gồm: Lưới che, bạt trải đáy; hệ thống sục khí, làm sạch ao... Trong ao nuôi tôm, hệ thống làm sạch nước gần như tự động hóa hoàn toàn.

 no ro phong trao nuoi tom trong nha luoi cong nghe cao o hiep phuoc hinh anh 1

Kiểm tra sức khỏe tôm tại một ao nuôi ở HTX Hiệp Thành.  T.Đ

Ông Mùa chia sẻ, HTX Hiệp Thành hiện có tổng diện tích đất hơn 26ha với 10 thành viên, ước tính sản lượng bình quân 15 tấn/ha/ao. Tổng sản lượng cung cấp cho thị trường trên 500 tấn/năm. “Mục tiêu của HTX là quy tụ các thành viên nhằm chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm công nghệ cao, đem lại lợi ích kinh tế cho các thành viên tham gia và tạo việc làm cho lao động địa phương... HTX đang tăng cường tập huấn, nâng cao kỹ thuật nuôi tôm cho thành viên theo quy trình nuôi tôm sạch. HTX đặt mục tiêu đạt chứng nhận VietGAP trong năm 2017 và để có đủ điều kiện thực hiện mã vạch xuất xứ cho tôm sạch.

Tuy nhiên, việc đất đai canh tác tôm của các thành viên HTX đang bị xé lẻ, manh mún như hiện nay khiến ông Mùa gặp nhiều khó khăn. Ông đang có ý định thuê một khu đất mới với diện tích vài chục ha làm khu vực nuôi tôm cho các thành viên HTX. Nếu có được đất, ông Mùa sẽ cho quy hoạch xây dựng và trang bị hệ thống nuôi tôm công nghệ cao. ”Đây sẽ là một khu vực nuôi tôm công nghệ cao tập trung được đầu tư hoàn chỉnh từ ao lọc nước, ao ương cho đến ao nuôi... Việc này sẽ giúp quản lý môi trường nuôi tôm đảm bảo hơn, chi phí xây dựng cũng sẽ ít tốn kém hơn, truy xuất nguồn gốc tôm khi xuất bán dễ hơn... ” - ông Mùa nói.

 Theo Trần Đáng/Dân Việt.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập698
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,139
  • Tổng lượt truy cập93,139,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây