Học tập đạo đức HCM

Khát vọng làm giàu trên đồng đất quê hương

Thứ ba - 23/01/2018 07:42
Mỗi người chọn cho mình một cách làm kinh tế thế nhưng ở họ - những người nông dân Thái Bình “một nắng, hai sương” vẫn cần mẫn nuôi khát vọng làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương mình. Nhờ bản tính cần cù, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, họ đã thực hiện được ước mơ, góp phần xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Trang trại của gia đình ông Bùi Thọ Thính (xã Đông Sơn, huyện Đông Hưng).

Phá thế độc canh cây lúa

Nhắc đến Thái Bình, ai cũng nghĩ đến cánh đồng lúa bạt ngàn một thời nổi tiếng cả nước. Thế nhưng, cùng với chương trình xây dựng nông thôn mới là sự đổi mới về cách làm kinh tế từ nông nghiệp. Những ngày giáp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, con đường dẫn vào xã Quỳnh Lâm (Quỳnh Phụ) nườm nượp ôtô ra vào. Những năm qua, nhiều gia đình nông dân ở địa phương đã phất lên nhờ nuôi gà. Độc đáo hơn, mô hình nuôi gà bán công nghiệp trên cát đang là hướng đi hiệu quả, được người dân Quỳnh Lâm lựa chọn. 

Có mặt tại trang trại gà Điền Liễu của ông Hoàng Công Điền đúng thời điểm ông chuẩn bị xuất bán lứa gà 6.000 con. Dẫn chúng tôi đi thăm trang trại, ông Điền tranh thủ giới thiệu về mô hình độc đáo này: Gia đình tôi mở trang trại nuôi gà từ năm 2008 với quy mô 30.000 con. Tuy nhiên, nuôi gà trên cát mới được gia đình tôi áp dụng vài năm gần đây. Với cách làm này, thay vì nuôi nhốt trong chuồng, gà có sân chơi, không gian thoải mái với mật độ 10 - 12 con/m2. Nền chuồng được sử dụng hoàn toàn bằng cát nên việc thoát ẩm rất hiệu quả. Chính vì thế, gà tự do đi lại, bay nhảy nên thịt rắn chắc hơn. Sau mỗi lứa gà, tôi tiến hành bổ sung thêm cát. 

Hiện nay trang trại của ông Điền luôn duy trì từ 25.000 - 30.000 con gà ri lai. Mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường các chợ đầu mối tại Hà Nội và một số chợ đầu mối trong tỉnh trên dưới 120 tấn gà, thu lãi từ 450 - 500 triệu đồng. Ngoài ra, trang trại của gia đình ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Khác với chủ trang trại nuôi gà Hoàng Công Điền, ông Bùi Thọ Thính, thôn Đông, xã Đông Sơn (Đông Hưng) lại thành công với mô hình nuôi ếch giống, thương phẩm. Trên diện tích 12.000m2 đất chuyển đổi, gia đình ông Thính đầu tư xây dựng khu nuôi trồng thủy sản có quy mô hợp lý. Ông nuôi giống ếch Thái Lan hơn 10 năm nay. Ưu điểm của giống ếch này là kích cỡ to, chất lượng thịt thơm ngon. Mỗi năm gia đình ông xuất ra thị trường các tỉnh lân cận trên 1 triệu ếch giống và 30 tấn ếch thịt. Cùng với ếch, cá rô đồng, trê ta, chép, ba ba và tôm nước ngọt là những vật nuôi mang lại cho gia đình ông thu nhập trên 1 tỷ đồng. 

Theo ông Thính, để làm nên thương hiệu cho riêng mình, trong kinh doanh, ông luôn bám sát phương châm “sản xuất giống tốt, giá thành hợp lý, không ngại chia sẻ kinh nghiệm”. Bên cạnh việc cung cấp giống, ông còn đứng ra bao tiêu sản phẩm của các mô hình liên kết. Trong thời gian tới, ông tiếp tục củng cố, mở rộng sản xuất đồng thời nâng cao chất lượng con giống cung ứng ra thị trường.

Hai mô hình trên chỉ là những điển hình trong rất nhiều các mô hình chăn nuôi tổng hợp của những nông dân Thái Bình cho hiệu quả kinh tế cao. Nhờ có tư duy tiến bộ, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, nhiều nông dân đã vươn lên làm giàu và xây dựng được nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới, góp phần phát triển đa dạng, phong phú các loại hình kết hợp như: vườn - ao - chuồng; lúa - thủy sản; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ… Trong đó, mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng được coi trọng và có bước phát triển mạnh mẽ.

Ông Hoàng Công Điền, chủ trang trại gà Điền Liễu với giấc mơ xây dựng thương hiệu riêng.

Sôi nổi phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi

Ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Trong những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần phát huy các nguồn lực để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Hội viên, nông dân đã khai thác tốt tiềm năng về đất đai, lao động và nguồn vốn của gia đình. Các gia đình hội viên được suy tôn với danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh mỗi năm có thu nhập hàng trăm triệu đồng trở lên. Đã xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến mới trên tất cả các lĩnh vực của sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa.

Để phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi có sức lan tỏa mạnh mẽ, trong thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các cấp, các ngành và các doanh nghiệp trong tỉnh tổ chức gần 10.400 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho gần 928.000 lượt người tham dự; tổ chức hàng trăm đợt cho cán bộ, hội viên đi tham quan, trao đổi kinh nghiệm các mô hình sản xuất ở trong và ngoài tỉnh...

Cùng với đó, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi còn thúc đẩy việc liên kết, hợp tác giữa “4 nhà” và tiếp tục hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với cơ chế thị trường. Để việc sản xuất có quy mô, vốn cho sản xuất, kinh doanh là yếu tố không thể thiếu. Đây cũng là nhu cầu cần thiết của nông dân hiện nay. Vì vậy, để đáp ứng nguyện vọng của hội viên, nông dân, các cấp hội nông dân trong tỉnh đã chủ động liên kết với các tổ chức tín dụng ký kết các hợp đồng ủy thác, liên kết tạo nguồn vốn vay với hình thức tín chấp giúp nông dân tiếp cận, khai thác hiệu quả nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đến nay, Hội Nông dân tỉnh đã tín chấp cho 63.815 hộ hội viên, nông dân vay 1.423 tỷ đồng đầu tư phát triển kinh tế. Ngoài ra, các cấp hội còn tích cực phối hợp và liên kết với các các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh giúp nông dân mua vật tư nông nghiệp trả chậm với hàng nghìn tấn phân bón, thóc giống, thức ăn chăn nuôi mỗi năm. Nhờ đó, nhiều chủ hộ hội viên, nông dân có điều kiện vươn lên trở thành hộ sản xuất, kinh doanh giỏi.

Theo Tất Đạt/Báo Thái Bình.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập1,005
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1,004
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại790,060
  • Tổng lượt truy cập93,167,724
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây