Học tập đạo đức HCM

Nuôi le le tại Bạc Liêu, mỗi năm lãi gần 1 tỷ đồng

Thứ ba - 23/01/2018 21:49
Từ 3 con le le hoang dã (một loài chim hoang dã), sau 12 năm gây nuôi, ông Lê Hồng Thái (Mười Thái), ngụ ấp Bình Lễ, xã Vĩnh Phú Tây, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, đã thu lãi gần một tỷ đồng mỗi năm từ việc bán le le giống và thương phẩm.

Ông Mười Thái cho biết, vào năm 2005, trong lúc người cháu của ông đi làm đồng tình cờ bắt được 3 con le le mang về nhà. Khi nhìn thấy con le le, ông Thái đã thích ngay, liền mua lại với giá 180.000 đồng về nuôi chơi.

Sau hơn 1 năm thả nuôi, các con le le đã đẻ được 65 trứng, ông đem những quả trứng này vào ổ cho gà ấp và nở được 60 con. Từ lứa le le này, ông Mười Thái tiếp tục gây nuôi và cho nhân rộng đàn le le sau mỗi năm.

Thấy le le dễ nuôi, đẻ liên tục, ích tốn công chăm sóc, chi phí lại rất thấp. Đặc biệt, giống le le hoang dã rất khỏe mạnh, không bệnh, không dùng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi. Từ đó, ông Mười Thái dành nhiều thời gian tìm hiểu nhu cầu nuôi le le giống, le le thương phẩm trên thị trường.

Qua tìm hiểu, thấy thị trường đầu ra le le có nhiều khả quan, nhất là người tiêu dùng rất ưa chuộng món ăn khoái khẩu này. Đến năm 2008, một số nhà hàng, quán ăn tại Thành phố Hồ Chí Minh biết được sản phẩm le le của Mười Thái, và từ đây các đơn đặt hàng ngày một nhiều, nhưng trong khi nguồn hàng của ông Thái có giới hạn. Như một cơ hội đến với ông, sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, ông Lê Hồng Thái quyết định “đổi đời” bằng cách chuyển 2 ha trồng lúa sang nuôi le le.

Quyết định táo bạo này, nhiều người cho rằng ông Thái “hoang tưởng”, họ bán tính bán nghi với mô hình nuôi lạ đời này. Trong khi đó, ông Thái rất hào hứng, ngày đêm tất bật công việc, quy hoạch, đầu tư, cải tạo toàn bộ diện tích trồng lúa thành ao hồ mặt nước, và xây dựng hàng chục chuồng nuôi le le lớn nhỏ. Việc sản xuất, kinh doanh le le giống, thương phẩm rất thuận lợi, mang về doanh thu ổn định. Mô hình ngày một ăn nên làm ra, đến năm 2013 ông Lê Hồng Thái xin chính quyền địa phương cho thành lập trang trại le le Hồng Thái, hiện trang trại của ông có khoảng 800 con le le bố mẹ và cùng hàng nghìn le le thương phẩm.

Ông Mười Thái cho biết, thức ăn của le le chủ yếu là lúa nên thịt le le rất ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng, vì thế le le thương phẩm bán rất chạy trên thị trường. Khoảng 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm ông bán ra thị trường khoảng 2.000 con, được các nhà hàng, quán ăn mua lại với giá rất cao.

Nuôi le le thương phẩm khoảng 4 tháng tuổi xuất bán, đạt trọng lượng từ 400 – 450 gam/con, có giá từ 450 – 550 ngàn đồng/con; riêng le le bố mẹ có giá khoảng 1,2 triệu đồng/1 cặp. Một con le le mỗi năm đẻ từ 5 – 7 đợt (mỗi đợt từ 7 – 12 trứng). Từ mô hình nuôi le le thương phẩm, bán giống, ông Thái cho thu lãi gần 1 tỷ đồng/năm.

Ông Trương Phước Hiền, Phó trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phước Long cho biết, mô hình nuôi le le của ông Mười Thái đem lại hiệu quả kinh tế cao, cho nguồn thu nhập khá, ổn định. Theo ông Hiền, điều mà chính quyền địa phương, người nuôi tâm đắc ở mô hình này, vốn đầu tư ít, dễ thực hiện, cả người nghèo, hộ ít đất, không am hiểu kỹ thuật vẫn nuôi được. Đặc biệt, đây là con nuôi ít bệnh, không ảnh hưởng đến môi trường, đầu ra ổn định, giá thành cao, lợi nhuận khá.

Theo ngành chức năng huyện Phước Long, le le là một trong những con nuôi phù hợp với thổ những, đồng ruộng ở địa phương này, nhất là địa phương nằm trong vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vùng nước lợ, trồng lúa rất thích hợp cho le le sinh sản, phát triển. Từ ưu thế và hiệu quả kinh tế trên, địa phương đang khuyến khích nhân rộng mô hình nuôi le le thương phẩm trong dân. Đến nay, đã có khoảng 30 hộ áp dụng mô hình nuôi le le của ông Mười Thái, với tổng đàn hơn 3.000 con, tất cả đang phát triển tốt và hứa hẹn thành công khả quan.

Nguồn: http://baohaugiang.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập833
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,534
  • Tổng lượt truy cập93,164,198
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây