Hiện mỗi năm chị xuất bán ra thị trường trên dưới 100 con heo thương phẩm, sau khi trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng.
Heo rừng lai của chị Hoa thả rong nên thịt thơm ngon, giá bán cao |
Những năm gần đây, khi nhu cầu thị trường ngày càng ưa chuộng các sản phẩm sạch, chất lượng nên nhiều người dân đã lựa chọn các loại vật nuôi mới để đầu tư, chăm sóc, trong đó có giống heo rừng lai (heo sọc dưa). Có lợi thế đất vườn rộng lớn, phù hợp với chăn thả, lại tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên ở gần nhà nên chị Hoa đã mạnh dạn đầu tư nuôi giống heo lai này. Ngay từ đầu, chị đã xác định phát triển quy mô trang trại theo kiểu bán thả rông để phù hợp với tập tính chạy nhảy, kiếm ăn gần giống như heo rừng tự nhiên.
Năm 2008, chồng chị Hoa mang giống heo từ xã Sơn Bua, Sơn Long (Sơn Tây) và huyện Nam Trà My (Quảng Nam) về nuôi thử nghiệm. Thời gian đầu nuôi gặp không ít khó khăn vì chưa am hiểu được đặc tính của heo rừng lai nên vật nuôi phát triển chậm. Sau đó, chị bắt đầu tìm hiểu kinh nghiệm nuôi heo từ sách báo và trên mạng cùng với quyết tâm đầu tư, chăm sóc nên số heo giống mà chị mua về đã thích nghi và lớn nhanh, sinh sản tốt.
Sau 10 năm nhân đàn, số lượng heo rừng lai của chị Hoa có trên 100 con |
Từ số heo giống ban đầu sinh sản, chị Hoa không bán mà để dành gây đàn, để lại những con giống tốt và đào thải những con kém chất lượng. Đến nay, số lượng đàn heo của chị luôn duy trì khoảng trên dưới 100 con ở các độ tuổi khác nhau. Trong đó ở khuôn viên diện tích hơn 1.000m2 vườn của gia đình, chị đầu tư làm 4 - 5 chuồng, với diện tích từ 50 - 70m2/chuồng để nuôi tổng cộng 10 con heo rừng lai sinh sản.
“Heo rừng lai tuy vóc dáng bên ngoài giống heo rừng nhưng đặc tính rất thuần, giống hệt như heo nhà nên nếu tâm huyết thì sẽ không đến mức khó nuôi. Loài này lúc mới sinh ra có bộ lông sọc dưa, qua 3 tháng thì các vệt sọc dưa mất dần. Sau thời gian nuôi khoảng từ 7 – 8 tháng, heo có thể trọng 30 – 50kg”, chị Hoa cho biết.
Cũng theo chị, dù đã được thuần hóa nhưng loài vật này luôn cảnh giác và hay bỏ chạy mỗi khi nghe âm thanh lạ nên cần phải chú ý để tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng. Ngoài ra, một đặc điểm mà chị nhận thấy được trong thời gian nuôi là heo rừng lai có sức đề kháng cao và rất ít bị dịch bệnh nên hạn chế được rất nhiều rủi ro.
Mỗi năm, chị Hoa xuất bán 100 con heo rừng thương phẩm |
Được biết heo rừng lai thường sinh sản mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa trung bình 7 - 8 con, heo sơ sinh có trọng lượng 0,5 – 0,9kg/con. Nhờ được chăm sóc đúng cách nên đàn heo của gia đình chị phát triển tốt. Từ số heo đẻ ra, tận dụng nguồn thức ăn là các phế phẩm nông nghiệp mà chị mua từ những người dân trong vùng như chuối cây, bắp, cám... nên vừa giảm chi phí vừa giúp thịt heo luôn thơm ngon, được thị trường ưa chuộng.
“Với số heo rừng lai giống khoảng 10 con, bình quân mỗi năm đẻ được 2 lứa được từ 100 – 120 con, tôi xuất bán hơn 100 con thương phẩm. Thấy hiệu quả ổn định, trong thời gian tới tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường”, chị Hoa tâm sự. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;