Học tập đạo đức HCM

Lệ Thủy: Phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

Thứ ba - 13/11/2018 19:26
Những năm gần đây, huyện Lệ Thủy tích cực thực hiện chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng chất lượng, giá trị và môi trường bền vững. Thông qua chương trình, huyện đã hỗ trợ cho nhiều hộ dân các loại giống vật nuôi mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhằm phát triển chăn nuôi, huyện Lệ Thủy đã ban hành chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng chất lượng, giá trị và môi trường bền vững giai đoạn 2016-2020. Chương trình tập trung hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, đầu tư các mô hình, dự án trọng điểm; khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế tập thể, quy hoạch đất đai, tạo điều kiện để người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, phát triển các trang trại chăn nuôi…

Để thực hiện chương trình hiệu quả, chính quyền các cấp đã tìm tòi, nghiên cứu và tổ chức cho người dân đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình kinh tế hiệu quả trước khi đưa giống mới vào sản xuất. Từ đó, nhiều giống vật nuôi mới đã được bà con đưa vào chăn nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, như: giống bò BBB x Zebu, lợn Vân Pa, vịt trời, vịt biển, vịt siêu trứng.

Bên cạnh đó, huyện cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp, công ty sản xuất kinh doanh con giống, thức ăn liên doanh, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi; phát triển các mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ chăn nuôi để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.

Huyện chú trọng xây dựng các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, chuyển giao khoa học kỹ thuật và triển khai các mô hình thí điểm. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có một khu giết mổ đã được quy hoạch, đầu tư với quy mô lớn; mở 28 lớp tập huấn, đào tạo nghề chăn nuôi cho nông dân.

Trong quá trình thực hiện, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí phát triển chăn nuôi cho người dân từ năm 2016 đến giữa năm 2018 đạt gần 2,9 tỷ đồng. Trong đó, huyện tập trung hỗ trợ thực hiện các mô hình chăn nuôi và chính sách hỗ trợ liên quan đến thụ tinh nhân tạo, phòng chống dịch bệnh cho các loại vật nuôi và hỗ trợ liên kết chuỗi sản phẩm chăn nuôi… Việc thí điểm các mô hình đã tập trung vào các loại giống mới, có chất lượng cao, thích hợp với từng vùng nhằm năng cao năng suất và giá trị sản phẩm.

Từ khi triển khai, chương trình đã xuất hiện nhiều mô hình thí điểm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi bò sinh sản ở xã Ngư Thủy Nam và Ngư Thủy Trung là một điển hình. Với mô hình này, huyện đã giao cho Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện đứng ra chủ trì hỗ trợ cho bà con 6 con bò giống sinh sản với số tiền 90 triệu đồng.

Sau một thời gian chăm sóc, bò đã đã sinh sản được 6 bê con. Tại các xã Liên Thủy, Trường Thủy, Mỹ Thủy, huyện đã hỗ trợ triển khai thí điểm thành lập mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt kết hợp sử dụng phụ phẩm sau thu hoạch.

Đến nay, toàn huyện có 4 tổ hợp tác được hỗ trợ với hàng chục con bò giống được thụ tinh nhân tạo và cho ra đời 40 con bê. Mô hình bò lai BBB x Zebu được triển khai tại xã Cam Thủy, Trường Thủy, Phú Thủy với 3 hộ gia đình, mỗi hộ được hỗ trợ 2 con bò.

Đây là các mô hình sử dụng giống mới, cho hiệu quả kinh tế cao, tạo bước đột phá trong chăn nuôi, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho các hộ dân. Ngoài ra, các mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, dê lai, gia cầm giống mới cũng được huyện quan tâm đầu tư, hỗ trợ, mang lại những tín hiệu tích cực…

Tại xã Ngư Thủy Bắc, Hội Nông dân huyện đã triển khai mô hình nuôi lợn nái sinh sản. Tổng kinh phí hỗ trợ là 70 triệu đồng cho 4 hộ dân mua giống, thức ăn. Kết thức mô hình, 100% lợn nái được thụ tinh nhân tạo, tỷ lệ thụ thai đạt 80%, số lợn con đạt bình quân 9 con/lứa. Anh Nguyễn Quang Nghĩa, thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc phấn khởi: “Khi các cấp Hội Nông dân đến nhà động viên và hỗ trợ 20 triệu đồng, tôi quyết định mở trang trại nuôi lợn sinh sản và lợn thịt.

Thời gian gần đây, lợn đã tăng giá trở lại nên tôi rất phấn khởi và yên tâm sản xuất”. Sau khi sự cố môi trường biển xảy ra, anh Nghĩa đã mạnh dạn vay vốn mở rộng trang trại chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thịt. Trang trại của anh được đầu tư 500 triệu đồng, có diện tích trên 600m2. Hiện anh đang nuôi 15 con lợn nái, 220 con lợn thịt. Nếu giá lợn ổn định như hiện tại, cuối năm nay, anh sẽ lãi trên 200 triệu đồng.

Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lệ Thủy cho biết, sau hơn 2 năm thực hiện Chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng chất lượng, giá trị và môi trường bền vững giai đoạn 2016-2020, tình hình chăn nuôi trên địa bàn đã có những bước chuyển biến tích cực.

Người dân từng bước chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển theo hình thức chăn nuôi gia trại, trang trại quy mô vừa. Công tác phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển ổn định. Toàn huyện hiện có 61 trang trại, tăng 17 trang trại so với năm 2015. Các trang trại tập trung chủ yếu tại các xã: Sen Thủy, Cam Thủy, Hưng Thủy, Tân Thủy, Thanh Thủy…

Qua đó, giá trị sản xuất chăn nuôi tăng từ 675.780 triệu đồng năm 2016 lên 722.500 triệu đồng (ước đạt) cuối năm 2018. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến cuối năm 2018 ước đạt 51%, vượt kế hoạch của chương trình đề ra. Đàn gia súc, gia cầm toàn huyện đều tăng qua hàng năm. Đến nay, tổng đàn gia súc của huyện Lệ Thủy có khoảng 94.000 con, đàn gia cầm đạt khoảng 1 triệu con, sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 21.000 tấn.

Nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi, ngành Nông nghiệp huyện Lệ Thủy đang tập trung chỉ đạo những địa phương có lợi thế nuôi bò sớm chuyển đổi các giống bò địa phương sang các loại bò lai. Đồng thời, huyện hướng dẫn người dân sử dụng men vi sinh để xử lý chất thải gia súc, gia cầm; nuôi lợn trên đệm lót sinh học; ủ chua thức ăn thô xanh, ủ rơm với urê cho trâu, bò; phát triển mô hình kết hợp vừa trồng cỏ và nuôi trâu, bò.

Ðó là cơ sở để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, tạo thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn, quy mô lớn theo chuỗi liên kết giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm và thị trường tiêu thụ, qua đó, từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về chăn nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm tạo giá trị hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân.

Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập74
  • Hôm nay34,848
  • Tháng hiện tại213,415
  • Tổng lượt truy cập90,276,808
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây