Học tập đạo đức HCM

Thoát nghèo từ mô hình nuôi gà thả vườn

Thứ ba - 13/11/2018 19:24
Vượt qua khó khăn, chịu khó học hỏi, sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả, thanh niên Lê Đình Luân, thôn Tân Thịnh, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương với mô hình nuôi gà thả vườn.

Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, sau nhiều năm tìm hiểu và tham khảo kinh nghiệm, Lê Đình Luân đã mạnh dạn vay vốn, thuê đất để phát triển chăn nuôi. Khi bắt tay vào làm, nhiều người không ủng hộ và khuyên anh nên tìm một nghề ổn định hơn, bởi chăn nuôi gà có nhiều rủi ro vì dịch bệnh xảy ra bất thường, thế  nhưng Luân vẫn cương quyết đi theo hướng mình đã chọn. Cuối năm 2016, triển khai phát triển mô hình, Luân phải tìm tòi, học hỏi kỹ thuật ở nhiều nơi, qua sách báo, tivi. Theo Luân, việc nuôi gà thả vườn rất phù hợp điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương. Hàng nghìn con gà được nuôi thả tự do trong khoảng 1/2 ha vườn đồi. Vì vậy, ngoài các loại thức ăn chính là lúa, ngô và cám tổng hợp, thì gà còn tự kiếm thêm các loại thức ăn khác như cỏ, côn trùng...  để bổ sung thêm dinh dưỡng.

Quan trọng hơn, việc chọn giống, cách chăm sóc gà qua từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển quyết định đến chất lượng gà. Sau 2 năm, từ vài trăm con, đến nay trang trại gà của Lê Đình Luân đã được mở rộng và thường xuyên nuôi trên 2.000 con gà thương phẩm, 1.000 còn gà giống. Với sự nhanh nhạy trong việc tìm đầu ra, cũng như chất lượng gà thịt săn chắc, thơm ngon, nhiều thương lái trong và ngoài huyện tìm đến thu mua. Thu nhập từ nuôi gà thả vườn của anh Luân ước đạt khoảng 150 triệu đồng/năm.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, Lê Đình Luân còn luôn tích cực trong các hoạt động của tổ chức đoàn thanh niên, là cán bộ đoàn gương mẫu, đi đầu trong phong trào “Tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp” trên địa bàn huyện Như Xuân.

Nguồn: http://baothanhhoa.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay34,984
  • Tháng hiện tại213,551
  • Tổng lượt truy cập90,276,944
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây