Học tập đạo đức HCM

Kiếm tiền tỷ nhờ chăn cừu giữa lòng Hà Nội

Chủ nhật - 22/11/2015 10:04
Đi ngang qua cầu Vĩnh Tuy, phóng tầm mắt ra một bên bãi bồi sông Hồng, không ít người sẽ bị ấn tượng bởi một hình ảnh thật sự bất ngờ ngay giữa lòng Hà Nội. Một người đàn ông với vẻ ngoài chất phác đang chăm chú dõi theo những chú cừu hiền lành, mải mê gặm cỏ. Những hình ảnh đẹp, bình dị này khiến nhiều người nghĩ rằng đang lạc về một chốn thảo nguyên thanh bình chứ không phải đang ở giữa thành phố ồn ào, nhộn nhịp.
 
Đàn cừu quấn quýt bên ông Sử
 
Ý tưởng từ chiến trường xưa

Theo con đường nhỏ men bờ sông Hồng, hỏi những người dân sống dưới khu vực chân cầu Vĩnh Tuy, ai cũng biết đến trang trại nuôi cừu của ông Dương Tiến Sử. Ngay lần đầu gặp, ông Sử đã cho chúng tôi có cảm giác thân thuộc, gần gũi bởi vẻ ngoài bình dị và nụ cười hiền hậu. Kể về việc trở thành người đầu tiên ở Hà Nội nuôi cừu, người đàn ông sinh năm 1948 cho biết, ông nhập ngũ tháng 4-1966, tham gia chiến đấu tại chiến trường Ninh Thuận. 

Hòa bình lập lại ông trở về miền Bắc xây dựng gia đình, ổn định cuộc sống cùng vợ và hai con trai ở đường An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội. Năm 2010, ông cùng bạn bè trở lại thăm chiến trường xưa Ninh Thuận và ý tưởng nuôi cừu tại Hà Nội bắt đầu từ đây.

Ở Ninh Thuận, ông Sử được tham quan mô hình trang trại chăn nuôi cừu của đồng đội cũ. Nghề nuôi cừu tại Ninh Thuận rất phát triển, mỗi trang trại nuôi tới hàng trăm con cừu, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do cừu là động vật ăn tạp nên nguồn thức ăn của chúng rất phong phú, chỉ cần là rau xanh, các loại lá trừ lá dọc mùng và lá đa là cừu đều ăn được. 

Trung bình, mỗi ngày một con cừu ăn hết 4 cân lá kèm theo những thức ăn phụ thêm như cám, ngô… Cừu thường ít bệnh tật, chỉ cần chuồng trại cao ráo, sạch sẽ và được chăn thả tự do, sức đề kháng của chúng sẽ rất cao. Ở những vùng lạnh, người ta nuôi cừu lấy lông là chính còn ở những nước nhiệt đới như ở Việt Nam, cừu thường được nuôi để lấy thịt và lấy da. Ông Sử đã nảy ra ý định sẽ nuôi cừu ngay tại Hà Nội.

Nghĩ là làm, ông Sử dành một năm để đi nghiên cứu địa hình, tìm những nơi đất rộng, bãi cỏ xanh, thuận tiện cho việc đi lại. Xây chuồng trại cao ráo, làm rào chắn xung quanh. Sau đó ông đi tìm “đầu ra” ở các nhà hàng, liên hệ trực tiếp với những nơi cần mua cừu. Chuẩn bị mọi thứ xong xuôi ông mới vào Ninh Thuận chọn những con giống đầu tiên mang ra Hà Nội. 

Ông Sử cho biết: “Ban đầu tôi không có ý định đưa cừu về Hà Nội nuôi vì cừu tuy là loài động vật ăn tạp nhưng lại không ưa ẩm ướt chỉ thích hợp với những nơi có khí hậu khô như ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, khi đọc trên sách báo biết có người đã đưa cừu từ trong Ninh Thuận về Vĩnh Phúc, Lào Cai nuôi và đã thành công nên tôi nghĩ, nếu mình nuôi cừu ở Hà Nội chắc sẽ có được thành công như vậy”.

Sẵn sàng chia sẻ bí quyết

Những ngày đầu nuôi cừu ông Sử gặp rất nhiều khó khăn. Địa điểm đầu tiên  được ông chọn để xây trang trại là ở vùng Ngọc Thụy (quận Long Biên, Hà Nội), đất dự án bỏ hoang rất rộng nhưng lại bị trũng, mùa mưa vô cùng ẩm ướt, cừu không chịu ăn hoặc ăn vào là bị đau bụng. Ông  lại cất công đi tìm một vùng đất mới để tiếp tục nuôi cừu. May mắn mỉm cười khi ông đi qua đường Minh Khai, lên cầu Vĩnh Tuy. Từ trên cầu nhìn xuống, ông thấy ngay một bãi đất rộng, bằng phẳng dưới chân cầu, vậy là ông nghĩ ngay đến việc sẽ nuôi cừu ở tại đây. Tìm cách liên hệ, ông đã thuê lại được mảnh đất và bắt đầu xây dựng chuồng trại để đón cừu về nuôi.

Nói về quyết định nuôi cừu giữu lòng Thủ đô, đến bây giờ ông Sử vẫn cảm thấy rất tự hào khi mình là người đầu tiên nuôi cừu ở Hà Nội. Cừu là loài động vật mới nên được các nhà hàng ở Hà Nội đặt hàng ngay, đặc biệt là các nhà hàng phục vụ du khách nước ngoài. Giá thịt cừu lúc nào cũng đắt hơn dê một đến hai giá. Có lúc lên đến 135 nghìn đồng một cân. Khó khăn duy nhất là chăm sóc cừu để cừu phát triển tốt nhất, cho năng suất cao nhất. Ban đầu khi chưa có kinh nghiệm, ông chỉ nuôi từ 10-15 con cừu tuy nhiên sau đó số lượng đã tăng dần lên. 

Đến nay, đàn cừu của ông đã là 60-70 con, lúc cao điểm đã có lúc lên tới hàng trăm con. Mỗi lần ông xuất chuồng tầm 30 con, sau đó ông lại đưa cừu con vào để nuôi ngay. Theo ông Sử, nếu cừu phát triển tốt cứ mỗi tháng sẽ tăng từ 3 đến 4 cân. Nếu nhập giống to, loại 30 cân thì chỉ cần vỗ béo một tháng là có thể xuất chuồng, còn giống cừu nhập  về là loại sơ sinh thì cũng chỉ 6 tháng là có thể xuất chuồng một lứa. Ngoài những kinh nghiệm được người dân chỉ dạy từ bạn bè và đồng đội cũ ở Ninh Thuận, ông còn học hỏi và mày mò trong sách vở để tìm ra những cách thức chăm sóc cừu tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất. Suốt 4 năm qua, mỗi năm ông Sử cho xuất chuồng hơn 200 con cừu, thu nhập bình quân trên dưới một tỉ đồng.

Những ngày nắng ấm, ông Sử thả cho cừu gặm cỏ ở bãi bồi Sông Hồng, đến chiều lại lùa chúng về chuồng. Hiện nay, khi đàn cừu của ông Sử đã khỏe mạnh và phát triển tốt, thu nhập ổn định, ông lại mong muốn mở thêm nhiều cơ sở nuôi cừu nữa để nhân rộng mô hình hiện tại. Mong muốn của ông là sẽ duy trì và phát triển nghề nuôi cừu tại Hà Nội. Ông Sử vui vẻ khoe với chúng tôi, ông mới tìm hiểu về một loại cừu mới cho năng suất cao hơn cừu Ninh Thuận, đó là cừu Thái Lan. 

Vừa qua ông đã nuôi thử hai con, ông thấy giống cừu này thích nghi và phát triển rất tốt. Thời gian tới ông dự định sẽ phát triển giống cừu Thái Lan với số lượng nhiều hơn. Ông Sử tâm sự, nhờ có sự giúp đỡ của bạn bè nên ông mới có được thành công của ngày hôm nay, chính vì vậy ông sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của bản thân mình bất ky ai có ý định nuôi cừu tại Hà Nội.
 
Theo An ninh thủ đô
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm290
  • Hôm nay36,256
  • Tháng hiện tại162,818
  • Tổng lượt truy cập85,069,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây