Học tập đạo đức HCM

Nuôi vịt an toàn sinh học

Chủ nhật - 22/11/2015 06:03
Để ngành chăn nuôi vịt phát triển bền vững thì việc tái cơ cấu theo hướng nuôi an toàn sinh học đang là một yêu cầu cấp thiết.
 
Bà Nguyễn Thị Trắng (ngụ xã Xuân Hiệp, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) tham gia mô hình nuôi vịt bằng đệm lót sinh học - Ảnh: Thanh Đức

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi vịt
 
Theo Cục Chăn nuôi, hiện tổng đàn vịt nuôi ở ĐBSCL khoảng 25,45 triệu con; trong đó vịt đẻ chiếm 44,5%, còn lại là vịt thịt. Tiến sĩ Nguyễn Văn Bắc, Văn phòng thường trực Nam bộ (Trung tâm Khuyến nông quốc gia), cho biết 2 năm qua, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp với 9 tỉnh ở ĐBSCL thực hiện dự án “Phát triển chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học” với 185 hộ tham gia, quy mô52.320 con. Kết quả các mô hình đều đảm bảo an toàn dịch bệnh, đặc biệt là dịch cúm gia cầm và đang góp phần tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi vịt trong khu vực.
 
Điển hình như mô hình nuôi vịt thịt theo hướng an toàn sinh học thực hiện tại TX.Ngã Năm và H.Châu Thành (Sóc Trăng). Sau 3 thángnuôi, trọng lượng vịt đạt 3,5 kg/con, bình quân mỗi hộ tham gia mô hình thu lời từ 4 - 5 triệu đồng. Ở Bạc Liêu, ông Trần Văn Hạnh được đầu tư 300 con vịt giống siêu thịt, sau 2 tháng nuôi trừ các chi phí thu lời trên 10 triệu đồng. Mô hình nuôi 1.000 con vịt siêu thịt an toàn sinh học của anh Nguyễn Văn Phương (ấp Tân Thuận, thị trấn Thanh Bình, H.Thanh Bình, Đồng Tháp) sau 57 ngày nuôi, vịt có trọng lượng bình quân 3,2 kg/con, lợi nhuận đạt trên 10.000 đồng/con
 
Theo ông Phan Nhựt Ái, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Vĩnh Long, năm 2015, dự án đã chuyển giao cho 40 hộ dân thuộc 5 xã trong tỉnh với 8.000 con vịt giống siêu thịt. Hiện tại, vịt nuôi đã được 1 tháng tuổi và đang phát triển tốt, các hộ đều áp dụng đệm lót sinh học để xử lý phân vịt, giải quyết ô nhiễm môi trường và kiểm soát dịch bệnh.
 
Phát triển đàn vịt biển
 
Tại Trà Vinh, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh này cũng vừa khảo sát đánh giá mô hình thử nghiệm nuôi 500 con vịt biển tại xã Mỹ Long Nam (H.Cầu Ngang). Kết quả, mô hình nuôi vịt biển đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, mở hướng đi mới cho nghề chăn nuôi gia cầm trên vùng đất ngập mặn của tỉnh. Ông Phạm Văn Hải là một trong những hộ đầu tư nuôi 250 con vịt biển đầu tiên ở Trà Vinh cho biết trước đây gia đình ông nuôi vịt đẻ nhưng vào mùa khô không nuôi được do nguồn nước ngọt cạn kiệt; trong khi nguồn nước ven biển có độ mặn cao, khả năng phát triển của giống vịt địa phương kém, dễ mắc bệnh và chết. Nhưng với vịt biển thì khác. Chúng có tính thích nghi cao, sống được cả nước lợ và nước mặn; có thể ăn thức ăn công nghiệp, chuối cây và cám trộn lẫn với nhau hoặc tự tìm thức ăn ngoài tự nhiên. Do nuôi ở khu vực thủy triều lên xuống hằng ngày nên môi trường sống của vịt luôn sạch sẽ, ít bị bệnh. Qua 4 tháng nuôi, vịt đạt trọng lượng gần 3 kg/con. Gia đình ông Hải bán 80 con đầu tiên thu lời gần 40.000 đồng/con, sau khi trừ hết các chi phí. Số vịt còn lại, ông nuôi lấy trứng để nhân rộng…
 
Tiến sĩ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cho biết theo đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi thì cả nước cần tăng đàn vịt đẻ và vịt thịt từ mức 84 triệu con lên 100 triệu con đến năm 2020; trong đó vịt đẻ đạt mức 40 triệu con, sản phẩm thịt chiếm40% tỷ trọng thịt gia cầm. Để đạt được mục tiêu trên thì việc tái cơ cấu phương thức sản xuất từ nông hộ sang trang trại là rất cần thiết. Qua 2 năm thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã có 10/13 tỉnh thành ở ĐBSCL xây dựng được đề án và ban hành kế hoạch hành động. Trên cơ sở đó, các tỉnh bắt tay tái cơ cấu ngành chăn nuôi vịt theo vùng lợi thế cạnh tranh, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong việc tái cơ cấu ngành vịt là chất lượng con giống và dịch bệnh. Để giải bài toán này, trước hết cần củng cố mạng lưới thú y cơ sở, nâng cao năng lực quản lý và giám sát dịch bệnh tại địa phương; tổ chức liên kết giữa các trang trại chăn nuôi - doanh nghiệp chế biến thức ăn - cơ sở chế biến và phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi vịt an toàn, thu hẹp vịt chạy đồng theo mô hình 2 lúa - 1 vịt.
 
Thanh Đức (Báo Thanh Niên)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay62,400
  • Tháng hiện tại62,400
  • Tổng lượt truy cập84,969,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây