Học tập đạo đức HCM

Kỹ sư công nghệ thông tin bỏ nghề đắm đuối với gạo ruộng rươi

Thứ ba - 06/03/2018 08:32
Là kỹ sư công nghệ thông tin nhưng anh Nguyễn Văn Tuân (sinh năm 1981, quê ở xã An Thanh, Tứ Kỳ) đã rẽ ngang sang làm nông nghiệp sạch...

ky su cong nghe thong tin bo nghe dam duoi voi gao ruong ruoi hinh anh 1

Anh Nguyễn Văn Tuân hướng dẫn nông dân xã An Thanh (Tứ Kỳ) chăm sóc mạ giống lúa Japonica J02

Bước ngoặt bất ngờ

Chia sẻ lý do chọn cây lúa, anh Tuân cho biết đó là một quyết định hoàn toàn bất ngờ. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội), anh Tuân làm việc cho một số doanh nghiệp. Khi chuyên môn đã vững, anh tách ra thành lập Công ty CP Thế hệ mới, chuyên về lĩnh vực công nghệ thông tin. 

Năm 2013, trên các phương tiện thông tin rộ lên vấn nạn thực phẩm bẩn làm anh Tuân lo lắng cho sức khỏe của người thân trong gia đình. Anh nảy sinh ý tưởng về quê đầu tư vào nông nghiệp, tạo ra sản phẩm sạch, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình và bán ra thị trường. "Sau khi nghiên cứu sách báo và thăm một số mô hình nông nghiệp của bạn bè, tôi có ý định trồng cây chùm ngây. Chia sẻ với anh Nguyễn Bá Luận, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp An Thanh, anh khuyên tôi nên cấy lúa trên đất bãi rươi vì đất, nước ở đây rất sạch, phù hợp với tiêu chí mà tôi đặt ra. Sau một đêm suy nghĩ, tôi quyết định đầu tư vào loại cây trồng này”, anh Tuân nhớ lại.

Khi bắt tay vào công việc, anh Tuân gặp không ít khó khăn. Trước đây, người dân cấy lúa chủ yếu lấy rơm, rạ làm thức ăn cho rươi mà không chú ý đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Vì thế, để chọn được giống lúa phù hợp, cho năng suất và chất lượng cao, ngoài tìm hiểu trên internet, anh đến gặp GS.TS Nguyễn Năng Vịnh - Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam và một số nhà khoa học khác xin được tư vấn. Cuối cùng anh Tuân đã chọn giống lúa JaponicaJ02 có nguồn gốc từ Nhật Bản. So với những giống khác, giống này có nhiều ưu điểm như cơm thơm, vị đậm.

Quả ngọt

Nhìn lại quá trình đầu tư vào cấy lúa, anh Tuân tự nhận mình là “liều”. Bởi lẽ, vốn là dân "ngoại đạo", chưa biết nhiều về nông nghiệp nhưng khi triển khai, anh đã sản xuất trên quy mô lớn. Năm 2017, anh thành lập Công ty CP Nông nghiệp Thế hệ mới. Vụ đầu tiên, công ty hợp tác với 60 hộ, cấy 30 ha lúa. Công ty hỗ trợ người dân về giống, kỹ thuật canh tác và thu mua sản phẩm.

Với việc đầu tư bài bản, vụ lúa đầu tiên hợp tác với nông dân đã không phụ công người. 1 sào lúa đạt năng suất từ 110-120kg, có hộ đạt 150 kg, gấp từ 2-4 lần so với trước đây. Thóc được mua với giá 8.500 đồng/kg, cao gấp đôi so với trước. Để sản phẩm bảo đảm chất lượng, anh Tuân thuê máy gặt đồng loạt, sau đó chuyển thóc đến Viện Cây lương thực và cây thực phẩm (Gia Lộc) thuê máy sấy. Đồng thời, anh tích cực truyền thông và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa nhằm tạo chỗ đứng cho sản phẩm và khẳng định uy tín với khách hàng. “Khi đưa ra thị trường, sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng chắc chắn người tiêu dùng sẽ yên tâm tin dùng. Sản phẩm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp mã vạch, nhãn hiệu hàng hóa với tên gọi "Gạo hữu cơ bãi rươi Japonica J02". Công ty còn xây dựng tem xác thực cho từng sản phẩm. Khách hàng chỉ cần sử dụng phần mềm quét mã QR trên điện thoại là tra cứu được nguồn gốc sản phẩm của chúng tôi”, anh Tuân khẳng định.

Mặc dù sản phẩm gạo hữu cơ bãi rươi Japonica J02 mới đưa ra thị trường nhưng đã được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện nay, anh Tuân đã xây dựng, hợp tác với trên 50 cửa hàng, điểm bán ở Hà Nội với sản lượng tiêu thụ 3tấn gạo/tháng. Ông Nguyễn Văn Khuông, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tứ Kỳ cho biết đây là một mô hình nông nghiệp mới, tiêu biểu của địa phương. Việc áp dụng mô hình này đã khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, góp phần nâng cao giá trị trên 1ha đất nông nghiệp.

Mô hình canh tác lúa trên bãi rươi đã mang lại kết quả bước đầu cho cả người nông dân và doanh nghiệp. Vụ chiêm xuân2018, anh Tuân đã mở rộng diện tích lên 60 ha, trong đó có 50ha ở xã An Thanh, 10ha còn lại ở xã Tứ Xuyên (Tứ Kỳ) và huyện Thanh Hà. Khát vọng của anh là xuất khẩu loại gạo này sang thị trường Nhật Bản. Cùng với con rươi, con cáy, anh Tuân muốn phát triển gạo JaponicaJ02 thành thương hiệu nổi tiếng của vùng đất Tứ Kỳ.

 
Theo Thanh Hà (Báo Hải Dương
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập225
  • Hôm nay36,218
  • Tháng hiện tại214,785
  • Tổng lượt truy cập90,278,178
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây