Học tập đạo đức HCM

Xã nghèo khởi sắc nhờ tái cơ cấu, thu nhập ở nông thôn tăng 22,8%

Thứ ba - 06/03/2018 07:39
Việc mạnh mẽ tái cơ cấu, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, chuyển từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao khiến thu nhập khu vực nông thôn TP.HCM tăng cao.

Theo kết quả điều tra của Cục Thống kê TP.HCM, năm 2017, mức thu nhập bình quân đầu người của 56 xã nông thôn mới (NTM) trên địa bàn đạt 4.098.000 đồng/tháng, tăng 22,8% so với năm 2014. Thu nhập bình quân giữa các huyện không còn sự chêch lệch nhiều.

Xã nghèo khởi sắc

 xa ngheo khoi sac nho tai co cau, thu nhap o nong thon tang 22,8% hinh anh 1

Anh Trần Tứ Vương (Bình Lợi, Bình Chánh) trở thành tỷ phú nhờ bỏ mía chuyển sang trồng mai vàng. Ảnh: Trần Đáng

Ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, sẽ đẩy nhanh các chương trình, dự án như phát triển rau an toàn; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp... Đồng thời, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vùng nông thôn để phục vụ giao thương, phát triển sản xuất vùng nông thôn.

Xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh) là một trong những xã nghèo nhất của TP.HCM, nhưng thời gian qua đã có sự chuyển biến đáng mừng về đời sống của người dân tại đây. Theo UBND xã, năm 2017 thu nhập bình quân của người dân trong xã đã đạt 57 triệu đồng, so với 19 triệu đồng/người/năm 2010. Cuộc sống người dân ngày càng phát triển là nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất.

Trước đây, do hệ thống đê bao thủy lợi và đường giao thông nội đồng chưa được đầu tư khép kín, nên hiệu quả sản xuất nông nghiệp khá thấp khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Chủ yếu bà con nông dân sống dựa vào cây mía, khóm (dứa). Tuy nhiên, 2 loại cây chủ lực này cũng liên tục gặp phải giá cả thấp, bấp bênh… 

Để cải thiện đời sống người dân gắn với xây dựng NTM, chính quyền địa phương tập trung đầu tư hệ thống thủy lợi, nâng cấp giao thông nội đồng. Nhiều nông dân mạnh dạn chuyển sang trồng cây mai, nuôi cá, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao...

Hiện xã có diện tích hoa mai hơn 250ha, cung cấp mai vàng nguyên liệu cho cả nước. Anh Trần Tứ Vương – một nông dân trồng mai cho biết, hiện anh có hơn chục ha trồng mai vàng. Mỗi năm, doanh thu từ mai của anh lên đến vài tỷ đồng.

Tương tự, sau thời gian dài chìm sâu trong khó khăn, giờ diện mạo của xã đảo Thạnh An (Cần Giờ) đã khá “sáng sủa”. Từ ngày xã đảo có điện (năm 2016), sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất của người dân đã được cải thiện nhiều, góp phần nâng cao đời sống. Tại ấp đảo Thiềng Liềng, thay vì sản xuất muối bằng quạt tay thì nay diêm dân đã có mô tơ điện quạt bơm đẩy nước mặn vào ruộng. Chưa hết, sau thời gian sống bám chủ yếu vào hạt muối, giờ diêm dân chuyển sang nuôi tôm, nuôi cua...

Ông Nguyễn Văn Đổi – một “đại gia” với khoảng chục ha ruộng muối, giờ cũng chuyển dần sang nuôi tôm và đang khá thành công. Mỗi năm doanh thu từ nuôi tôm của ông cũng gần cả tỷ đồng. “Làm muối bây giờ giá cả khá bấp bênh, cũng vì thế mà nhiều nông dân chuyển sang nuôi tôm, nuôi cua. Chính quyền khuyến khích, hỗ trợ với các đối tượng nuôi này. Một số nông dân đã thành công nhờ mô hình sản xuất mới” - ông Đổi thổ lộ. 

Chính vì chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng mà từ chỗ năm 2015 người dân xã đảo thu nhập bình quân 37 triệu đồng, thì đến 2017 đã lên hơn 43 triệu đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất

Theo Sở NNPTNT TP.HCM, trong năm 2017, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, ngư nghiệp của thành phố khá cao, đạt 8.539 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ cả nước (2,9%). Giá trị sản xuất đạt 19.480 tỷ đồng, tăng 6,3% so với cùng kỳ cả nước (3,16%). Trong đó, trồng trọt đạt 5.085 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 7.0554 tỷ đồng, lâm nghiệp đạt 161 tỷ đồng, thủy sản 5.748 tỷ đồng, dịch vụ nông nghiệp 1.431 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, giảm diện tích trồng lúa một vụ và diện tích trồng mía hiệu quả thấp sang loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của TP.HCM như hoa lan, mai, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn…

Trong năm 2018, sở tiếp thực hiện mạnh mẽ cơ cấu lại, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, chuyển từ sản xuất hàng hóa sang sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất các loại giống cây, giống con với quy mô lớn hơn phù hợp với lợi thế, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo hài hòa diện tích cây xanh, dự trữ sinh quyển của TP.HCM. Bên cạnh đó, sở cũng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho phát triển doanh nghiệp, kinh tế hợp tác.

Theo Trần Đáng/Báo Dân Việt.vn

 Tags: sản xuất

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập185
  • Hôm nay36,494
  • Tháng hiện tại1,036,949
  • Tổng lượt truy cập92,210,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây