Học tập đạo đức HCM

Làm ăn lạ: Nuôi 8.000 cá đặc sản trên núi cao, tiền "đổ" về ùn ùn

Chủ nhật - 11/03/2018 00:17
Bản Khe Tiền của người Dao ở xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, nằm lọt thỏm giữa rừng núi trập trùng, quanh năm mây sương mịt mù bủa vây. Với địa hình đồi núi dốc, khí hậu ôn hòa, dòng nước lạnh quanh năm chảy từ khe trong rừng sâu đổ xuống, bản Khe Tiền được xem là một “địa chỉ đỏ” trong phát triển nghề nuôi cá nước lạnh ở Bình Liêu.

Đưa cá đặc sản lên núi

Cơ sở nuôi cá tầm của HTX Phát triển nông nghiệp và thủy sản Đông Bắc nằm dựa vào núi, rộng khoảng 3ha, được thiết kế xây dựng theo kiểu ruộng bậc thang với nhiều ao lớn nhỏ khác nhau, trên cùng là đập chứa nước rồi đến các ao lọc nước, ao nuôi… Trên mỗi ao có bạt che phủ 2/3 diện tích ao để tạo bóng râm, ngoài ra, còn có hệ thống lọc rác thải và hệ thống xả nước.

 lam an la: nuoi 8.000 ca dac san tren nui cao, tien 'do' ve un un hinh anh 1

 Giống cá tầm chỉ sống trong môi trường nước sạch tự nhiên, phù hợp với nguồn nước suối ở Khe Tiền. Ảnh: N.Q

"Nghề nuôi cá nước lạnh đang là hướng phát triển mới cho huyện Bình Liêu. Không chỉ mở ra triển vọng mới về nghề nuôi trồng thuỷ sản chất lượng cao, mà còn giúp huyện thúc đẩy phát triển dịch vụ du lịch. Sản phẩm cá tầm nuôi tại bản Khe Tiền ngày càng trở nên “đắt khách”.

Anh Dương Ngọc Khoa -
Chánh văn phòng Huyện ủy huyện Bình Liêu

Theo anh Dương Ngọc Khoa - Chánh văn phòng Huyện ủy huyện Bình Liêu, cùng với giống cá hồi, giống cá tầm được nhập về “định cư” ở vùng đất này gần 3 năm nay, giờ là đặc sản của bản Khe Tiền.

Anh Đỗ Văn Vũ - cán bộ quản lý cơ sở nuôi cá tầm của HTX - cho biết: “Qua tìm hiểu, nghiên cứu chúng tôi thấy Khe Tiền rất phù hợp với yêu cầu nuôi cá tầm. Môi trường nước lạnh dồi dào, dòng nước chảy mạnh và sạch, oxy hòa tan cao, nhiệt độ nguồn nước vào mùa hè cao nhất khoảng 25 độ C rất thích hợp nuôi cá xứ lạnh như cá tầm”.

Từ cuối năm 2015, HTX Phát triển nông nghiệp và thuỷ sản Đông Bắc đã tiến hành đầu tư hệ thống ao nuôi khoảng 1 tỷ đồng. Ban đầu, HTX nuôi thử nghiệm lứa đầu với 300 con cá tầm Sibri. Sau đó, tiếp tục nhập hơn 1 vạn con cá tầm với giá khoảng 8.000 đồng/con.

Sau hơn 7 tháng nuôi, những con cá tầm đã tăng trưởng và phát triển mạnh, lứa cá đầu tăng trưởng bình quân 2,5 -3kg/con/tháng và đặc biệt là tỷ lệ sống đạt trên 90%.

Giá cá tầm thương phẩm tại ao nuôi là 200.000 đồng/kg. Điều kiện khí hậu phù hợp đã giúp cá tầm sinh trưởng và phát triển tốt. Nhờ đó, sau thời gian nuôi thử nghiệm, cá tầm ở đây đạt trọng lượng cao hơn so với các vùng khác.

Lên bản học kỹ thuật nuôi

Cũng theo anh Vũ, nuôi cá tầm không hề khó, tuy nhiên khi mới bắt tay vào nuôi thì cần chú ý kỹ khâu chăm sóc vì đây là các giống cá đòi hỏi kỹ thuật, không thể áp dụng những phương thức và kinh nghiệm như nuôi các loài cá nước ngọt thông thường khác.

 lam an la: nuoi 8.000 ca dac san tren nui cao, tien 'do' ve un un hinh anh 2

 Cơ sở nuôi cá tầm của HTX Phát triển nông nghiệp và thủy sản Đông Bắc thu hút nhiều đoàn khách đến thăm, học hỏi kinh nghiệm. Ảnh:  N.Q

Thức ăn cho cá tầm là loại cám đặc biệt sản xuất trong nước với công nghệ của Nga, cho ăn 3 bữa/ngày. Điểm đặc biệt của giống cá này là chỉ chịu sống ở vùng nước sạch, không được lẫn nước giếng, nước phải chảy tự nhiên, nhiệt độ thích hợp là 19-27 độ C.

Để giống cá tầm được nhân rộng trên bản Dao, phải kể đến sự ủng hộ nhiệt tình của bà con trong bản. Một trong số đó là anh Dường Cắm Hếnh ở thôn Khe Tiền, xã Đồng Văn. Với cương vị là phó bản và là người có uy tín trong bản, anh Hếnh đã góp công sức hỗ trợ HTX qua việc cho thuê diện tích ruộng, hỗ trợ việc quảng bá, vận chuyển, bán cá...

Nhận thấy giá trị kinh tế mà cá tầm mang lại, một số hộ gia đình trên địa bàn xã Đồng Văn đã đến học tập kinh nghiệm và có ý định bắt tay vào đầu tư nuôi cá tầm. Trong số đó có gia đình anh Chíu Vằn Minh, thôn Khe Mọi, xã Đồng Văn. Anh Minh cho biết, qua tham quan mô hình nuôi cá nước lạnh ở Khe Tiền, anh đã áp dụng nuôi thử. Ban đầu anh nuôi 2.000 con với 4 bể nhỏ có diện tích 50 - 60m2.

 Theo Ngọc Quý/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập294
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại857,772
  • Tổng lượt truy cập93,235,436
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây