Học tập đạo đức HCM

Làm giàu thành công từ vườn mãng cầu

Chủ nhật - 11/03/2018 10:11
Ông Năm Đức chia sẻ nhờ giá cả và đầu ra của trái mãng cầu xiêm mấy năm qua được ổn định nên phần nhiều số hộ dân trồng cây mãng cầu xiêm trong xã Hiệp Lợi mua thêm đất, cất được nhà.

Ông Năm Đức (Trương Minh Đức), ở ấp Xẻo Vông B, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) trồng gần 10 công mãng cầu xiêm, cây nào cây nấy trái sai lủng lẳng oằn cả cành. Từ thu nhập của vườn mảng cầu xiêm, ông Đức cất căn nhà gần 1 tỷ đồng với đồ dùng đắt tiền.

Từ một vùng quê nghèo khó, chỉ sau mấy năm chuyển đổi từ vườn tạp sang trồng cây mãng cầu xiêm, hàng trăm hộ dân ở xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang có được cuộc sống đủ đầy, sung túc.

 

Niềm vui của ông Trương Minh Đức (Năm Đức) với những cây mãng cầu xiêm trái sai lủng lẳng, tưởng như oằn cành. trái mãng cầu thật to chuẩn bị bán.Niềm vui của ông Trương Minh Đức (Năm Đức) với những cây mãng cầu xiêm trái sai lủng lẳng, tưởng như oằn cành. trái mãng cầu thật to chuẩn bị bán.

Dù đang bận rộn nhiều việc, nhưng ông Năm Đức vẫn tranh thủ dẫn chúng tôi ra thăm vườn mãng cầu gần 10 công oằn trái chuẩn bị thu hoạch bán vào dịp Tết. Dọc con đường làng quanh co liên ấp, nhìn những căn nhà khang trang kiên cố, xen lẫn những vườn mãng cầu xiêm, ông Đức cho biết, trước đây đời sống bà con ở ấp này đâu được sung túc như bây giờ. Bởi phần nhiều diện tích đất nông nghiệp ở đây chỉ độc canh cây lúa hoặc vườn tạp nên hiệu quả kinh tế không cao.

Khi các công trình thủy lợi trong xã Hiệp Lợi được đầu tư đê bao khép kín, một số hộ dân bắt đầu lên liếp lập vườn, người trồng cam, người trồng bưởi…Ông Đức thì chọn cây mãng cầu xiêm. Thấy ông làm "khác người", hàng xóm chê ông là người “không biết mần ăn”. Họ nói với ông Năm Đức là trái mãng cầu chưa chắc đầu ra ổn định hơn trái cam, trái bưởi. Ai nói mặc ai, ông Trương Minh Đức cứ đào mô trồng mãng cầu xiêm. Ông nghĩ thời buổi cơ chế thị trường rộng mở, có trồng, có người bán, ắt có người mua. Dù giá cả không cao, nhưng trái mãng cầu xiêm về mặt giá trị kinh tế có thể cao hơn trái cóc, trái mận...

Ngày tháng qua mau, vườn mãng cầu nhà ông Năm Đức cũng bắt đầu cho trái. Lứa đầu tiên ông bán được hơn 250 triệu đồng. Vợ ông (bà Như) đêm đó mừng đến không ngủ được. Liên tiếp trúng đậm mấy vụ, ông Đức có tiền cất được căn nhà kiên cố gần 1 tỉ đồng. Năm nay, thu nhập của gia đình ông Đức sẽ tăng lên khi mãng cầu xiêm là quả ăn Tết, quả bán Tết.

 

Ngày ăn mừng tân gia, ông mời bà con hàng xóm đến dự tiệc chia vui, ai cũng trố mắt nhìn ông thán phục. Không bao lâu, diện tích vườn tạp của nhiều hộ dân trong ấp cũng bắt đầu chuyển sang trồng cây mãng cầu. Nếu như lúc đầu chỉ một vài hộ trồng nhỏ lẻ thì hiện nay cây mãng cầu xiêm trở thành cây trồng chủ lực của hàng trăm hộ dân trong xã, với diện tích lên đến gần 200ha.

Nhờ giá cả và đầu ra của trái mãng cầu xiêm mấy năm qua được ổn định nên phần nhiều số hộ dân trồng cây mãng cầu xiêm trong xã Hiệp Lợi mua thêm đất, cất được nhà. Bây giờ, xóm này nhiều hộ có nhà cao cửa rộng, ruộng đất bề bề, năm nào cũng thu nhập tiền tỉ từ trái mãng cầu.
Mới thoạt nghe, nhiều người không tin, nhưng thật ra có trồng rồi mới biết 1 công mãng cầu có thể cho thu nhập từ 60-70 triệu đồng/năm. Tuy không phải là một trong những loại cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng thời gian qua cây mãng cầu xiêm được nhiều nông dân ở thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, chọn trồng và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có được kết quả đó là nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của ngành nông nghiệp về mặt khoa học kỹ thuật và sự cố gắng tìm tòi sáng tạo của nhiều nông dân. Bây giờ, trái mãng cầu không cần lệ thuộc vào mùa vụ để ra hoa kết trái, mà người trồng có thể xử lý cho trái quanh năm. Một nông dân thâm niên trồng cây mãng cầu ở xã Hiệp Lợi cho biết, thông thường người ta hay trồng cây mãng cầu xiêm ghép thân cây bình bát. Nhưng với ông thì trồng cây ươm hạt, vì ông cho rằng cây mãng cầu ghép gốc bình bát chỉ thích nghi với những vùng đất nhiễm phèn và cho trái ít.

Còn cây mãng cầu trồng bằng hạt, có sức chống chịu phèn tốt và tỷ lệ cho trái gần như quanh năm, chất lượng trái của cây trồng hạt luôn có hương vị ngọt thanh, thân trái tròn đều hơn cây mãng cầu trồng ghép. Giá bán trái mãng cầu trồng bằng hạt cũng cao hơn trái mãng cầu trồng ghép vài ngàn đồng/kg. Về mặt kỹ thuật trồng mãng xầu xiêm, nếu muốn cây mãng cầu xiêm đậu được nhiều trái thì khi mãng cầu ra hoa phải úp nhụy. Nhờ áp dụng phương pháp này mà vườn mãng cầu nhà ông luôn cho năng suất từ 50-70kg/cây, những cây lâu năm hơn có thể đạt từ 100-150kg trái/cây/năm.

Với giá trị kinh tế cao, từ đó diện tích cây mãng cầu được bà con nông dân lựa chọn trồng nhiều ở địa phương. Theo thống kê của ngành nông nghiệp Hậu Giang, hiện toàn tỉnh có khoảng 700ha mãng cầu, tập trung ở thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp và huyện Long Mỹ. Mặc dù diện tích cây trồng có tăng, nhưng đầu ra trái mãng cầu được ổn định, nhờ có đầu mối tiêu thụ.

Mới đây, Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Tiến Thịnh cũng ký hợp đồng thu mua trái mãng cầu của bà con nông dân xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, để sản xuất thành nước uống xuất khẩu. Giá trái mãng cầu ngoài thị trường đôi khi còn dao động, nhưng phần đông hộ trồng mãng cầu ở thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp đều thấy phấn khởi vì đầu ra không gặp khó.

Nhiều nông dân xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp còn mong muốn, trái mãng cầu của họ trồng sớm có được thương hiệu như trái khóm Cầu Đúc hay cam sành Ngã Bảy, xoài cát Hòa Lộc ở huyện Châu Thành A…Bà con cho rằng, nếu trái mãng cầu có được nhãn hiệu hàng hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp thu mua có số lượng lớn được dễ dàng hơn.
theo danviet


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập170
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm169
  • Hôm nay77,363
  • Tháng hiện tại931,479
  • Tổng lượt truy cập92,105,208
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây