Học tập đạo đức HCM

Làm giàu ở nông thôn: "Vua bò" ở vùng sơn cước Mường Chùm

Thứ bảy - 19/05/2018 20:38
Ông Quàng Văn Ích, bản Nà Tòng, xã Mường Chùm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La nuôi hàng chục con bò, mỗi năm ông thu nhập gần 170 triệu đồng và được người dân bản địa đ.ặt cho biệt danh “vua bò” vùng sơn cước.

Trước kia, ông Quàng Văn Ích trồng 6ha ngô, sắn nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế cao, mỗi năm ông chỉ thu được vòn vẹn 20 tấn ngô. Sau khi trừ chi phí ông lãi chả được mấy đồng, ngược lại ông còn nợ tiền giống, phân bón, cuộc sống của gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Ông Ích tự nhủ rằng, phải tìm cách nào đó để thoát khỏi cảnh thiếu thốn, đói nghèo.

Nhận thấy tại địa phương có nhiều cỏ mọc xum xuê và rơm rạ của người dân thu hoạch sau mỗi vụ lúa thừa thãi, hoang phí. Ông nghĩ đến việc chăn nuôi đại gia súc có thể đem lại hiểu quả cao. Sau đó, ông  đi vay tiền anh em họ hàng làm vốn, sang mấy bản lân cận mua 5 con bò giống trưởng thành về nuôi.  Hơn 1 năm sau, 5 con bò cái đã cho sinh sản 5 con bê khỏe mạnh.

 lam giau o nong thon: 'vua bo' o vung son cuoc muong chum hinh anh 1

Ông Ích thường nuôi bò theo kiểu "bán chăn thả" đã tiết kiểm được rất nhiều chi phí

Chia sẻ với Dân Việt, ông Ích cho biết:  Lúc đầu mới chuyển sang nuôi bò, tôi chưa có nhiều kinh nghiệm nên cũng lo lắng lắm, sợ đàn bò bị dịch bệnh và mất số tiền lớn đầu tư mua bò. Sau đó, tôi đi học hỏi kinh nghiệm và cách chăm sóc, tiêm phòng bệnh cho đàn bò với người quen ở huyện Mai Sơn. Khoảng một thời gian sau, tôi đã am hiểu hơn về quy trình chăm sóc và chăn nuôi đàn bò. Hàng ngày, tôi cho đan bò ăn 3 bữa và dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, để tránh dịch bệch ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn bò. Nhờ vậy mà  đàn bò gia đình tôi ít dịch bệnh và phát triển rát tốt.

 lam giau o nong thon: 'vua bo' o vung son cuoc muong chum hinh anh 2

Đế bảo đam đủ chất dinh dưỡng cho đàn bò, ông Ích thường cho đàn đại gia súc ăn mỗi ngày 3 bữa

Để có đầy đủ lượng thức ăn cho đàn bò, ông Ích đã tận dụng 6.000m2 đất nương rẫy trồng cỏ voi và trồng ngô, để cung cấp thức ăn cho đàn bò. Bên cạnh đó, ông còn tận dụng rơm rạ của gia đình và nhiều hộ gia đình trong bản sau mỗi vụ thu hoạch lúa, tích vào kho dự trữ cho đàn đại gia súc ăn dần.

 

 lam giau o nong thon: 'vua bo' o vung son cuoc muong chum hinh anh 3

Ông Ích trồng cỏ voi trên 6.000m2 đất nương rẫy, để bảo đảm đầy đủ lượng thức ăn cho đàn bò

Ông Ích  cho biết thêm: Tôi nuôi bò theo kiểu bán chăn thả. Từ đầu tháng 4 – giữa tháng 10, tôi nuôi theo kiểu nhốt chuồng, vì vào những tháng đó bà con trong bản đang thu hoạch ngô và trồng lúa nên không chăn thả được. Từ cuối tháng 10 trở đi, tôi và gia đình lùa đàn bò lên chăn thả trên những quả đồi trong bản. Khi bò trưởng thành, các lái buôn hoặc những người dân trong xã có sự kiện, đám cưới, tổng kết...họ đều gọi điện đặt mua, hoặc đến tận trang trại tôi chọn những con bò ưng ý để thu mua. Chính vì vậy, mà đầu ra cho đàn bò luôn ổn định và được giá cao.

 lam giau o nong thon: 'vua bo' o vung son cuoc muong chum hinh anh 4

Nhờ cách chăm sóc tốt và bài bản, đàn bò của gia đình ông Ích luôn phát triển khỏe mạnh

Hiện tại, trong trang trại ông Ích nuôi 26 con bò sinh sản, ông thường nuôi theo kiểu “bán chăn thả” nên đàn bò của gia đình ông phát triển rất khỏe mạnh và béo. Trung bình 1 con bò trưởng thành, ông bán ra thị trường với giá hơn 12 triệu đồng/con.

 lam giau o nong thon: 'vua bo' o vung son cuoc muong chum hinh anh 5

Hàng ngày, ông Ích đều xuống dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại cho đàn bò

Ông Ích cho biết: Từ lúc chuyển sang nuôi bò, tôi không sợ thua lỗ, bởi giá cả thịt thương phẩm của bò trên thị trường hiện nay rất cao và ổn định, không hay mất giá như các vật nuôi khác. Tôi tận dụng và gom phân bò bán cho các nhà vườn trồng cây ăn quả ở huyện Mai Sơn (Sơn La) và TP.Sơn La. Mỗi năm, tôi thu nhập từ việc bán phân gần 20 triệu đồng. Tính tổng thu nhập 1 năm, tôi có lãi gần 180 triệu đồng từ việc nuôi bò và bán phân bò. Thời gian tới, tôi dự định trồng thêm xoài Đài Loan và nhãn Hưng Yên trên đất nương, nâng cao hiểu quả kinh tế hơn nữa cho gia đình.

Theo Hà Hoàng/Báo Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập258
  • Hôm nay19,340
  • Tháng hiện tại100,120
  • Tổng lượt truy cập88,778,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây