Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mô hình trồng nấm

Thứ tư - 16/03/2016 09:44
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Lê Lợi, xã Nhân Đạo, huyện Sông Lô, Nguyễn Hoàng Sơn sớm phải nghỉ học để đi làm phụ giúp bố mẹ.
Trải qua nhiều năm làm thuê nơi đất khách, đến năm 2013, có một khoản vốn nho nhỏ, anh mở một xưởng mộc tại địa phương. Quá trình làm nghề mộc, nhiều đêm trăn trở, anh Sơn nhận thấy nếu mình tận dụng cám mùn cưa để làm nấm sẽ tăng thêm thu nhập và cho hiệu quả kinh tế cao. Anh quyết định trồng thử nghiệm với diện tích nhỏ, sau dần dần thấy việc trồng nấm cho hiệu quả kinh tế, lại sẵn có kinh nghiệm, anh mở rộng trang trại nấm với tổng diện tích 400m2 . Hiện nay trang trại của anh có khoảng trên 12.000 bịch nấm mèo (mộc nhĩ), nấm so, nấm linh chi. Bình quân mỗi năm, anh trồng được hơn 2 lứa nấm, xuất khoảng trên 3 tấn nấm thành phẩm các loại, thu lãi gần 100 triệu đồng.

Anh Sơn chia sẻ, việc trồng nấm quan trọng nhất là khâu lựa chọn và ủ nguyên liệu, bởi mạt cưa giống như đất của các loại cây trồng khác, nếu chỉ ủ vôi với mạt cưa thì một bịch chỉ nuôi được 2 tháng là cạn kiệt dinh dưỡng. Ngược lại, khi ủ trộn thêm các phụ phẩm: cám gạo (3–5%), hạt bắp xay nhuyễn (3–6%), vôi (0,5%), lân (0,5%), Urê (0,1%) thì bịch mùn cưa đó có thể khai thác 5-6 tháng. 

Trang trại trồng nấm cần được đầu tư bài bản để khi gió lớn không bị gãy đổ dẫn đến thất thu; phải xịt nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho nấm, nếu không nấm sẽ bị khô, phát triển chậm ảnh hưởng đến năng suất; ngược lại, tưới nước nhiều quá, nấm sẽ bị chết thối. Vì thế, người trồng nấm phải kiên trì, tỉ mỉ, thường xuyên thăm nom, tuyệt đối không để chuột và kiến cắn phá, gây bệnh cho các loại nấm.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, trại nấm của gia đình anh Sơn còn tạo việc làm cho 6 lao động địa phương với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng/người.

Nấm là một loại rau sạch có nhiều giá trị dinh dưỡng nên ngày càng được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đó cũng chính là lý do khiến mô hình trồng nấm của gia đình anh Nguyễn Hoàng Sơn ngày cảng phát triển, được đông đảo bà con trong xã và các vùng lân cận đến học tập kinh nghiệm.

 
Theo Báo Vĩnh Phúc
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập785
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại772,825
  • Tổng lượt truy cập93,150,489
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây