Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ mô hình vườn - lúa và chăn nuôi

Chủ nhật - 06/08/2017 05:34
Ông Trần Văn Thật ở ấp 6B, xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang là một trong những nông dân thành công với mô hình “Vườn - lúa - chăn nuôi heo”.

 

Theo ông Thật, nếu trồng chuyên canh một loại cây, năm nào trúng mùa sẽ rớt giá. Còn như trồng đa canh, cây này thất mùa còn cây khác hỗ trợ, không sợ thất thu. Hiện vườn ông trồng 3 loại cây có giá trị kinh tế cao gồm xoài, vú sữa và chôm chôm, bình quân mỗi năm thu nhập trên 150 triệu đồng.

Ngoài vườn cây ăn trái, ông còn làm thêm 13 công ruộng, mỗi năm 3 vụ. Sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 60 triệu đồng. Ông cho biết, lợi nhuận chính của gia đình là chăn nuôi. Trong chuồng lúc nào cũng có trên 50 con heo. Để đầu tư cho chuồng trại, ông đã sử dụng phần lớn tiền bán cây trái và lúa để tập trung cho con heo. Nhờ vậy mà mỗi năm, sau khi trừ hết các chi phí, gia đình ông còn lãi trên 300 triệu đồng.

bo_sung_chuong_trai_nuoi_heo_cua_ong_That

 

“Tuy nhiên, việc chăn nuôi không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà thường gặp nhiều rủi ro bất trắc. Chẳng hạn như năm nay, do giá heo khủng hoảng, người nuôi lỗ mỗi con trên 1 triệu đồng, thay vì trước kia mỗi con lời trên 1 triệu đồng” - ông Thật nói.
 
Đáng mừng là hiện nay giá heo đang tăng giúp ông và nhiều hộ chăn nuôi bù đắp lại những thất thoát, thua lỗ phải gánh chịu trong nhiều tháng qua.
 
Có thể nói, ông Trần Văn Thật là một nông dân năng động, cần cù chịu khó, dám nghĩ dám làm và biết vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong nuôi trồng một cách có hiệu quả. Mặc dù giá heo bị khủng hoảng, nhiều người phải vỡ nợ nhưng ông lúc nào cũng bình tĩnh và nuôi hy vọng “ngày mai trời lại sáng” nên vẫn tiếp tục duy trì đàn heo cho đến ngày hôm nay. Với vai trò là chi hội trưởng Hội nông dân ấp 6B, ông đã gương mẫu đi đầu trong các hoạt động về sản xuất kinh doanh. Ông rất xứng đáng nhận được bằng khen của UBND tỉnh năm 2017 và kỷ niệm chương của Hội nông dân.
 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay15,771
  • Tháng hiện tại329,461
  • Tổng lượt truy cập90,392,854
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây