Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ nông nghiệp: Trang trại trị giá 7 tỷ của "Dũng VAC"

Thứ hai - 13/11/2017 10:53
Trang trại trị giá 7 tỷ đồng của "Dũng VAC" được nhiều người dân xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn nhắc tới khi nói chuyện làm ăn. Ông chủ có ý chí và nghị lực, luôn có nụ cười tỏa nắng, thân thiện đó tên đầy đủ là Vũ Trung Dũng.

Về Quỳnh Ngọc, hỏi “Dũng VAC”, người ta nghĩ ngay đến chàng trai mới 27 tuổi nhưng đã sở hữu khối tài sản trị giá 7 tỷ đồng. Khối tài sản đó chính là khu trang trại rộng 6ha cùng hơn 3,5ha đất nông nghiệp Dũng tích tụ để cấy lúa. 

 lam giau tu nong nghiep: trang trai tri gia 7 ty cua 'dung vac' hinh anh 1

Từ mô hình trang trại tổng hợp-VAC, Vũ Trung Dũng với biệt danh "Dũng VAC" có thu nhập 700 - 800 triệu đồng/năm.

Anh chia sẻ: Mình vốn là con nhà nông, chỉ học hết cấp 2 rồi ở nhà làm vườn, cấy lúa. Thấy ruộng đất tốt mà người ta bỏ hoang nhiều quá nên mình bàn với bố mẹ tìm mua và đấu thầu chỗ đất đó để làm trang trại. Ban đầu mình nuôi cá, nuôi lợn và vịt đẻ, sau nhận thấy giá lợn hơi và trứng vịt bấp bênh, thị trường tiêu thụ bị phụ thuộc nhiều vào thương lái Trung Quốc nên mình bỏ vịt đẻ, chuyển sang nuôi gà thịt; còn lợn thì mình giảm đàn xuống còn 30 con, tập trung chủ yếu vào đào ao, nuôi thả cá thương phẩm.

Hiện tại, trang trại có 1.000 gà thịt và 4 ao cá các loại: trắm, trôi, mè, chép. Ngoài ra, mình cũng nhận ruộng của bà con không có nhu cầu sử dụng để cấy lúa. Để tiết kiệm chi phí sản xuất và nhân công lao động, mình đầu tư mua thêm máy cày, máy gặt. Hiện tại mình vừa làm trang trại vừa cấy 10 mẫu lúa. Nếu thời tiết thuận lợi, mùa màng bội thu, thị trường ổn định thì một năm thu nhập từ các nguồn đó cũng được từ 600 - 700 triệu đồng.

Trong trang trại của Vũ Trung Dũng, dọc theo con đường bê tông sạch sẽ dài hơn 100m là 70 gốc cam Đông Châu sai trĩu quả. Với chi phí 25.000 đồng/cây giống ban đầu, hiện tại mỗi cây cam cho khoảng 1 tạ quả/vụ. Với giá từ 20.000 đồng/kg, 70 cây cam Đông Châu có thể cho thu nhập trên 150 triệu đồng. 

Dũng cho biết: Mình đã nung nấu ý tưởng về một nhà vườn sinh thái với hồ câu, vườn cây trái để có thể vừa làm kinh tế vừa làm du lịch và dịch vụ từ rất lâu rồi. Lúc mới bắt đầu làm, mình tính toán vị trí đặt ao nuôi, vị trí trại gà, trại lợn sao cho hợp lý, bảo đảm vệ sinh môi trường rồi xây đường bê tông để thuận tiện đi lại, tận dụng khoảng đất hai bên đường để trồng cam và đinh lăng nên mới có con đường rợp bóng, râm mát lại trĩu quả như bây giờ.

"Mình đầu tư nuôi trồng nhiều loại cây, con, vừa có nhiều nguồn thu khác nhau vừa tránh thất thoát nếu chẳng may gặp rủi ro. Mỗi lần chọn nuôi con gì, trồng cây gì mình đều cân nhắc kỹ càng, tìm hiểu về từng loại cây, con cũng như phương pháp chăn nuôi. Bên cạnh đó, mình cũng thường xuyên nắm bắt giá cả cũng như thị trường tiêu thụ để có thể tính toán phần nào chênh lệch lỗ lãi. Hiện tại mình đang trồng thêm giống cam cara ruột đỏ, dừa xiêm lùn và nho Mỹ...", "Dũng VAC" chia sẻ.

Ở Quỳnh Phụ, nhiều người làm kinh tế trang trại nhưng ít người có suy nghĩ sẽ làm nhà vườn như Vũ Trung Dũng. Với môi trường trang trại trong lành, sạch sẽ, ước mơ về một khu nhà vườn sinh thái cùng khát vọng quảng bá về quê hương vẫn đang được anh xây dựng từng ngày. 

Tuy nhiên, chặng đường mà Dũng đang đi còn nhiều gian nan mà cái khó nhất chính là vốn và mặt bằng. Hiện tại, vốn của Dũng chủ yếu từ nguồn thu nhập của trang trại, của gia đình, vay mượn bạn bè. Nguồn vốn vay từ tổ chức đoàn, hội thì rất hạn hẹp, còn nguồn vốn vay ngân hàng thì khó tiếp cận. 

Hiện tại, anh đang có ý định mở rộng trang trại nhưng gặp khó khăn về vốn, nhiều hộ dân bỏ ruộng không cấy nhưng cũng không muốn chuyển nhượng cho hộ khác sản xuất. Vì vậy, mong muốn của Vũ Trung Dũng là được các cấp, các ngành hỗ trợ tạo điều kiện cho anh được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng, tạo cơ chế để mở rộng diện tích đất tích tụ, thực hiện mơ ước làm giàu trên quê hương.  

 
Theo Thùy Dung (Báo Thái Bình)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,211
  • Tổng lượt truy cập92,575,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây