Học tập đạo đức HCM

Nông dân đổi đời từ kinh tế vườn

Thứ hai - 13/11/2017 07:39
Hỗ trợ cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn; coi trọng đăng ký nhãn hiệu trái cây… đang là đích đến của nhiều địa phương khu vực phía Nam.

Ô Môn phát huy hiệu quả kinh tế vườn 

Nhiều hộ dân quận Ô Môn (Cần Thơ) cho biết, chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp sang trồng các loại cây ăn trái đặc sản, hiệu quả kinh tế cao đã giúp bà con đổi đời từ cây ăn trái. Hiện, Ô Môn có 2.936ha cây ăn quả. Nhiều nông dân làm vườn đã có thu nhập cao gấp nhiều lần so trồng lúa. Bà Lê Thị Kim Phượng,  phường Thới An, cho biết: “Trước đây, mỗi công đất làm lúa 3 vụ, lời cao lắm chỉ 7-8 triệu đồng. Từ khi chuyển sang trồng nhãn IDO, mỗi công đất cho thu nhập 30 -100 triệu đồng/năm, thậm chí cao hơn nếu trái cây trúng mùa và trúng giá”. Gia đình bà Phượng hiện có 10 công đất trồng nhãn IDO, trong đó có khoảng 3 công nhãn 7 năm tuổi, 5 công khoảng 4 năm tuổi và 2 công còn lại 2 năm tuổi. Phần lớn diện tích vườn cây của bà được lắp đặt hệ thống phun tưới nước tự động, công chăm sóc, tưới nước khá nhẹ.

Ông Trần Văn Vũ, phường Thới An, cho biết: “3 công đất của gia đình tôi đã chuyển sang trồng cây ăn trái, chủ yếu là nhãn IDO có chất lượng trái ngon, thị trường xuất khẩu rất ưa chuộng. Thời gian qua, giá nhãn IDO luôn ở mức khá cao, dao động từ 20.000-35.000 đồng/kg. Những vườn nhãn IDO lâu năm, chăm sóc tốt, năng suất trái đạt 5-10 tấn/công/năm, lợi nhuận cao gấp nhiều lần so trồng lúa”.

 

                                    Ông Trần Văn Vũ  phường Thới An, Ô Môn đang kiểm tra tình hình phát triển nhãn IDO. 

Ông Trương Văn Phú, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế quận Ô Môn cho biết, phong trào cải tạo vườn tạp giai đoạn 2016 – 2020 diễn ra sôi nổi ở hầu khắp địa phương. Trong đó tập trung nhiều ở phường Thới An, Thới Long, Phước Thới, Trường Lạc, Long Hưng... Hiện, Ô Môn vẫn còn hơn 1.000ha cây ăn trái bị nhiễm dịch hại, lão hóa, năng suất trung bình cần cải tạo, trồng mới trong giai đoạn 2016- 2020.

 Long Khánh:  Chàng cử nhân "say" gấc

Ý tưởng sản xuất son môi từ trái gấc chín của chàng cử nhân công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Chương (thế hệ 8X), xã Bàu Sen, TX.Long Khánh (Đồng Nai), đã thúc đẩy anh rời bỏ công việc ổn định với thu nhập gần 20 triệu đồng/tháng ở TP.Hồ Chí Minh để về quê trồng gấc.

 Sau 3 năm sống tại TP.Hồ Chí Minh, Chương tích cóp được số vốn dư dả để cưới vợ, tậu đất và cất nhà ở ấp Núi Đỏ trị giá trên 600 triệu đồng. Cất nhà, cưới vợ xong còn dư ít tiền, anh về xã Suối Tre mua đất lập vườn cây ăn trái theo lời cha chỉ bày. Mừng vì mua được khu đất vừa ý với giá 250 triệu đồng, chàng cử nhân ngồi nhâm nhi cà phê. Đúng lúc đó, anh được một nông dân đến bắt chuyện làm quen và đề nghị được thuê lại khu đất anh mới mua với giá 60 triệu đồng trong 3 năm để trồng gấc.

Qua tìm hiểu, anh Chương thấy trồng gấc đem lại giá trị kinh tế cao không thua kém các cây trồng khác mà nông dân TX.Long Khánh đang ồ ạt chuyển đổi, nhất là khi trái gấc được xuất ra thị trường nước ngoài, giá trị sẽ nâng cao gấp nhiều lần so với giá bán trong nước.

                        Cử nhân Nguyễn Tiến Chương (bìa phải) giới thiệu với nông dân về vườn gấc của mình.

Sau khi tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc và thị trường tiêu thụ gấc, anh Chương quyết định thuê 6 sào đất trồng thử nghiệm. Thấy chàng cử nhân bỏ công việc thu nhập cao ở thành phố, về làm nông dân trồng gấc, không ít người lắc đầu chê bai lẫn hoài nghi cho rằng anh sẽ “chết” vì gấc như bao nông dân khác.

Chưa hết, anh Chương còn mạnh dạn rủ thêm 4 người bạn thuở học trò đầu tư trồng gấc. Được nhóm bạn đồng ý hùn vốn, chàng cử nhân thuê luôn 9 hécta đất nữa để trồng gấc; mở lò sấy, thành lập công ty thu mua gấc, sấy gấc và sản xuất tinh dầu, mỹ phẩm từ trái gấc.

Anh Chương cho biết tinh dầu, mỹ phẩm làm từ trái gấc của công ty anh được chiết xuất thành công từ công trình nghiên cứu của một người bạn kỹ sư hóa. Để đi đến thành công, nhóm của anh đã hỗ trợ cho người bạn kỹ sư toàn bộ kinh phí: quá trình nghiên cứu, kiểm nghiệm, đăng ký độc quyền sáng chế... Hiện, sản phẩm tinh dầu gấc của công ty anh đang được các khách hàng ở Thái Lan, Hoa Kỳ ngỏ ý giao dịch và 2 bên đang thỏa thuận về giá bán, số lượng cung ứng.

Châu Thành A: Xoài là cây chủ lực của địa phương 

Ông Phạm Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Tân Hòa – Châu Thành A (Hậu Giang), cho biết: Nhờ triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhiều hộ dân đã cải tạo vườn tạp sang những loại cây có giá trị kinh tế cao.

Anh Bùi Văn Hổ, xã Tân Hòa, chuyên trồng xoài cát Hòa Lộc, cho biết: “Với 4 công đất, vụ này tôi thu hoạch khoảng 5 tấn trái, giá bán 46.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 180 triệu đồng”.

                                 Nông dân phần khởi thu hoạch xoài. 

Anh Trần Văn Quang, ấp 1A, cho biết: “Tôi cùng các hộ trồng xoài đã liên kết sản xuất từ nhiều năm qua. Ngoài sự hỗ trợ của địa phương, chúng tôi còn chia sẻ kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất để vừa tiết kiệm chi phí vừa xử lý đồng loạt giúp cây đạt năng suất cao hơn. Với 5công xoài, năng suất 4,5tấn, tôi bán được 40.000đồng/kg, thu lợi nhuận trên 150triệu đồng”

 Đồng Nai: Coi trọng đăng ký nhãn hiệu nông sản, trái cây 

Ngay từ năm 2011, Đồng Nai đã triển khai chương trình hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp nói chung và trái cây nói riêng. Tuy nhiên, việc đăng ký nhãn hiệu vẫn còn bị xem nhẹ.

Theo đó, giai đoạn 2011-2015 tỉnh đã có 26 đơn vị đăng ký nhãn hiệu; giai đoạn 2015-2017 có 55 đơn vị. Từ năm 2015, tất cả các huyện đều tham gia triển khai các dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp sạch. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp tham gia chiếm khoảng 1/3; các hợp tác xã, cơ sở, trang trại chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Có một thực trạng là các địa phương không thiếu cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đầu tư làm bao bì, nhãn mác, được thị trường biết tiếng. Nhưng chủ cơ sở không đến đăng ký mà tự làm nhãn hiệu, điều này không chỉ vi phạm về quy định nhãn mác mà còn có nguy cơ mất trắng. Vì không được quyền sử dụng nhãn hàng của mình khi có cơ sở khác cùng đăng ký nhãn hiệu này.

                       Dán tem nhãn cho mặt hàng trái cây

Ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Đồng Nai, cho biết: “Khi tham gia hội chợ ở Hong Kong, chúng tôi đem hồ tiêu của HTX tiêu sạch Cẩm Mỹ để trưng bày, quảng bá sản phẩm. Mặc dù được đầu tư bao bì đẹp, chất lượng rất tốt, nhưng không đủ điều kiện trưng bày vì sản phẩm không được đăng ký nhãn mác, địa chỉ”.

Cũng theo ông Báu, thời gian gần đây nhiều thương hiệu nông sản do doanh nghiệp đầu tư đã có chỗ đứng cả nội địa lẫn xuất khẩu như: Trái cây sấy Thuận Hương; ca cao Trọng Đức...   Trong đó, việc đăng ký nhãn hiệu, đầu tư quảng bá, phát triển thị trường chính là cơ sở để các đơn vị trên thành công.

Ý thức xây dựng thương hiệu không chỉ được doanh nghiệp quan tâm mà nhiều nông dân cũng mạnh dạn đầu tư. Bà Nguyễn Thị Kim Mai, xã Phú Ngọc (Định Quán), chia sẻ: “Dù trái mãng cầu không hạt và một số loại trái cây khác của trang trại vẫn tiêu thụ tại các cửa hang, chợ truyền thống rất đắt khách. Song, ngay từ những ngày đầu cung cấp sản phẩm ra thị trường, tôi đã quan tâm đầu tư nhãn hiệu, làm logo cho sản phẩm”.

Ai cũng nhận thấy tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu trong xây dựng thương hiệu, nhưng người dân vẫn chưa mặn mà tham gia. Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Xuân Lộc, chỉ ra nguyên nhân của sự thiếu mặn mà này: “Đến nay, huyện đã có 8 nhãn hiệu hàng hóa nông sản được đăng ký và 9 hồ sơ khác chờ được cấp nhãn hiệu hàng hóa. Khó khăn lớn nhất hiện nay là thời gian đăng ký thủ tục cấp nhãn hiệu lại quá dài, khoảng 1,5 năm khiến người dân nản lòng”.

Có thể khẳng định, phong trào cải tạo vườn tạp; xây dựng thương hiệu cho hàng nông sản, trái cây, của bà con các tỉnh phía Nam, không những giúp họ có thu nhập ổn định, mà còn cho thu nhập cao, làm giàu một cách bền vững.  

An Như (Tổng hợp)/kinhtenonghton.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập147
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,992
  • Tổng lượt truy cập90,285,385
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây