Học tập đạo đức HCM

Làm trang trại tổng hợp: Xây nhà lầu, thu hàng trăm triệu/năm

Chủ nhật - 29/06/2014 23:29
Trồng lúa, kết hợp làm VAC, gia đình bà Đoàn Thị Tươi ở xóm 2, xã Vĩnh Hòa (Ninh Giang, Hải Dương) đã thu lợi nhuận gần 300 triệu đồng mỗi năm.
 

Bà Tươi kể: “Thu nhập của gia đình tôi chỉ trông vào vài sào ruộng. Năm 2001, vợ chồng tôi đấu thầu khu đất trũng của xã đào ao nuôi cá, vượt đất trồng cây ăn quả... Sau 10 năm tích góp, vợ chồng tôi bắt tay vào làm trang trại nuôi lợn giống Móng Cái và gà công nghiệp.

Nhưng sau một thời gian, thị trường bão hòa, lợi nhuận thu được chẳng còn là bao, cộng thêm dịch bệnh, thời tiết nắng nóng gà công nghiệp chết hết”. Năm 2012, học hỏi kinh nghiệm từ những người xây dựng trang trại đi trước, bà chuyển sang nuôi lợn siêu nạc. Hiện nay trang trại của bà có 20 con lợn lái, 100 con lợn thịt. Bà Tươi cho biết, mỗi năm trang trại của bà nuôi 300–400 con lợn thịt.

Về giống và thức ăn chăn nuôi, bà mua giống lợn và thức ăn chăn nuôi tại trại Thụy Phương và Công ty cổ phần Chăn nuôi CP. Công tác thú y được bà đặc biệt chú trọng, nhất là khâu tiêm phòng dịch bệnh, phun thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ 2 lần/tháng. Việc xây chuồng trại cũng được được bà chú ý.

Phía trước là dàn phun mưa để làm mát, phía sau là hệ thống 3 quạt thông gió loại to. “Những ngày nắng nóng nhiệt độ cao, để giữ mát cho đàn lợn tôi phải liên tục phun nước lên mái làm giảm nhiệt, hệ thống quạt hoạt động suốt ngày. Chỉ cần không theo dõi thường xuyên, chuồng trại không dọn dẹp sạch sẽ dịch bệnh sẽ phát sinh ngay” – bà Tươi chia sẻ.

Bà cho biết, nuôi lợn từ lúc đẻ đến khi bán trung bình 5 tháng/lứa. Thị trường tiêu thụ lợn của bà chủ yếu ở Hải Dương và Hải Phòng.

Cùng với trang trại lợn, bà còn có 1ha trồng cây ăn quả, chủ yếu là vải, và ao nuôi cá thịt. Vụ vải năm nay chưa kết thúc, bà đã thu được hơn 10 triệu đồng.

Khoe ngôi nhà khang trang với nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại, bà Tươi bảo: “Tất cả là từ trang trại mà ra đó”. Kinh nghiệm của những tháng năm nuôi lợn, bà Tươi lại chia sẻ cho bà con địa phương với mong muốn, mọi người không thất bại khi đầu tư xây dựng trang trại.

 

Theo danviet

 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập406
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm398
  • Hôm nay45,334
  • Tháng hiện tại1,196,664
  • Tổng lượt truy cập88,551,734
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây