Học tập đạo đức HCM

Khuyến nông Sóc Trăng phát triển đàn bò sữa

Thứ ba - 01/07/2014 05:47
Sóc Trăng là một trong số ít tỉnh ở ĐBSCL còn duy trì và phát triển đàn bò sữa đạt hiệu quả kinh tế khá cao.
 
Sóc Trăng phát triển đàn bò sữa
Chăn nuôi bò sữa thu nhập cao


Từ đầu năm 2014, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò sữa giai đoạn 2013 - 2020.

Từ nền tảng chăn nuôi bò sữa của HTX Nông nghiệp Evergrowth quy mô nhỏ lẻ, từng bước mở rộng chăn nuôi nông hộ và nhân rộng sang nhiều địa phương. Dự kiến đến năm 2020 bình quân mỗi hộ nuôi từ 5 - 6 con trở lên, tăng đàn bò sữa từ 4.700 con lên 17.800 con; sản lượng sữa từ 6.000 tấn/năm hiện nay lên 23.000 tấn/năm.

Trong đó cơ cấu đàn bò cái sinh sản chiếm 60% và đàn bò cái vắt sữa chiếm 40%; năng suất đạt 4.500 kg/con/chu kỳ. Tỉnh Sóc Trăng chú trọng tăng đàn bò sữa ở những vùng có điều kiện theo tuyến lộ Nam Sông Hậu, quản lộ Phụng Hiệp thuộc địa bàn 5 huyện: Châu Thành, Trần Đề, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Mỹ Tú và TP Sóc Trăng.

Các địa phương này sẽ mở rộng diện tích trồng cỏ từ 105 ha hiện nay lên 1.200 ha vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu thức ăn thô xanh cho bò sữa, tạo thêm việc làm cho 6.000 lao động thôn thôn và đến 2020 có trên 80% hộ chăn nuôi bò sữa có hệ thống xử lý chất thải nhằm giảm ô nhiễm môi trường.

Dự án sẽ nâng cao chất lượng con giống và đào tạo nhân lực ngành chăn nuôi bò sữa; tập huấn nâng cao đội ngũ dẫn tinh viên, kỹ thuật thú y bình quân có 2 kỹ thuật viên/xã. Tổng dự toán vốn thực hiện dự án 286,8 tỷ đồng.

Trong đó vốn ngân sách Nhà nước 40,6 tỷ đồng được phân kỳ theo từng năm bình quân khoảng 5,4 - 6,4 tỷ đồng/năm; vốn vay 24 tỷ đồng từ nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi bò sữa, lãi suất ưu đãi theo quy định và đối tượng vay là các hộ chăn nuôi nghèo, cận nghèo. Bên cạnh đó nguồn vốn tự có của DN và nông hộ hơn 201 tỷ đồng, vốn của HTX Evergrowth 21 tỷ đồng.

Theo cán bộ thực hiện Dự án phát triển đàn bò sữa ở Sóc Trăng, HTX Evergowth là mô hình mẫu chăn nuôi bò sữa phát triển từ quy mô nông hộ, góp phần tăng thu nhập và tạo việc làm cho hơn 1.500 lao động nông thôn.
Để mở rộng quy mô SX, các hộ chăn nuôi cần mở rộng diện tích trồng cỏ, tận dụng đất vườn đất canh tác lúa hiệu quả thấp chuyển sang trồng cỏ; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như thân bắp, đọt mía, thân đậu phộng, rơm, bã mía; cải tiến hệ thống chuồng trại, vắt sữa, bảo quản sữa và xử lý chất thải bằng Biogas.

Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, ít bị ngập lũ, thực vật phát triển quanh năm nên thuận lợi phát triển chăn nuôi bò. Chăn nuôi bò thịt được đồng bào Khmer duy trì cộng thêm sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án giúp vốn nông hộ nên mô hình đang nhân rộng.

Từ năm 2004, Sóc Trăng khởi động nuôi 477 con bò sữa. Trong 10 năm qua đàn bò sữa tăng lên 4.700 con, tăng bình quân 31,6%/năm, sản lượng sữa đạt 16 - 18 tấn/ngày. Hiệu quả chăn nuôi khá cao, mức doanh thu bình quân đạt 45 - 50 triệu đ/năm/con bò sữa, lãi đạt 20 triệu đ/năm (không tính công lao động).

Ông Trần Văn Tâm, Trưởng phòng Chăn nuôi, Sở NN-PTNT Sóc Trăng đánh giá: "Bò sữa được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm, vì ít bệnh truyền nhiễm, nguồn thu nhập ổn định, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo.

Dù vậy đàn bò sữa cũng có những năm thăng trầm. Năm 2006 đàn bò tăng mạnh do bò nền lai Sind được phối tinh sữa HF cho ra con lai F1. Nhưng từ năm 2007 - 2009 đàn bò sữa chỉ tăng nhẹ do giá sữa tươi thấp, giá thức ăn tươi tăng, lợi nhuận thấp.

Thậm chí vào năm 2011, đàn bò giảm nhẹ do một số dự án hỗ trợ chăn nuôi kết thúc, việc hỗ trợ tinh bò sữa từ nguồn tinh Trung ương đã hết; đồng thời giá sữa tươi thấp, một số người chăn nuôi giảm đàn, loại những con bò sữa già, năng suất thấp, ngoại hình xấu, sinh sản kém".

Cũng theo ông Tâm, những năm gần đây, nhờ đa số hộ nuôi bò sữa bền chí và thị trường tiêu thụ sữa tươi chuyển biến tốt trở lại nên quy mô chăn nuôi có xu hướng gia tăng. Trong số 1.532 hộ nuôi bò sữa hiện có 1.365 hộ nuôi từ 1 - 4 con, có 153 hộ nuôi từ 5 - 10 con và 14 hộ nuôi trên con.

Các hộ đều an tâm với khâu tiêu thụ. Giá sữa tươi được các điểm thu mua trong tỉnh khoảng 12.400 - 12.500 đ/kg, nếu chở bán cho nhà máy giá 14.400 đ/kg. Trên địa bàn tỉnh có 6 điểm thu mua sữa do HTX Nông nghiệp Evergrowth quản lý và tiêu thụ hết lượng sữa của các hộ chăn nuôi, đạt công suất 18 tấn/ngày.

Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa tươi ở Sóc Trăng khá rộng, được các DN thu mua, chế biến cung cấp cho toàn quốc. Đây chính là yếu tố động lực để phát triển chăn nuôi bò sữa trong những năm tới.

 


Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Hôm nay38,831
  • Tháng hiện tại946,921
  • Tổng lượt truy cập92,120,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây