Học tập đạo đức HCM

Tiếp lửa làng nghề

Thứ ba - 01/07/2014 21:51
Người ta thường nói về TX An Nhơn (Bình Định) như là xứ sở của làng nghề. Bởi ít địa phương nào có đến mấy chục làng nghề truyền thống như ở đây.
 
Tiếp lửa làng nghề
Mặt hàng đồ gốm vẫn được "ăn" mạnh


Tuy nhiên, hầu hết các làng nghề đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Để khôi phục, TX An Nhơn quyết định đầu tư gần 590 tỷ đồng cho làng nghề.

Có thể nói ngay rằng, nguyên nhân khiến những làng nghề truyền thống ở TX An Nhơn đang lâm cảnh “chết chưa chôn” là do kỹ thuật, công nghệ SX đã quá lạc hậu, dẫn tới sản phẩm không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để khắc phục tình trạng trên, điều cốt yếu là những hộ tham gia làm nghề phải có vốn để đầu tư SX.

Trong 30 làng nghề ở TX An Nhơn, có 24 làng nghề được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống. Thế nhưng hiện nay, những làng nghề khả dĩ còn làm ăn được chẳng có bao nhiêu. Có thể đơn cử: Làng làm bún Ngãi Chánh ở xã Nhơn Hậu; làng làm bánh tráng Trường Cửu và nấu rượu Bàu Đá ở xã Nhơn Lộc; làng làm bún, bánh ở xã Nhơn Phúc.

Lý do những làng nghề nói trên còn sống được là nhờ kết hợp được giữa SX với chăn nuôi. Còn lại, nhiều làng nghề đang “thoi thóp” vì sản phẩm thiếu sức cạnh tranh như làng dệt ở Nam Phương Danh, nghề đan tre Tây Phương Danh (phường Đập Đá), nghề gốm Vân Sơn, nghề rèn Nam Tân (xã Nhơn Hậu), nghề đan tre Quan Quang, Khánh Lễ (xã Nhơn Khánh)…

Hiện làng dệt Nam Phương Danh chỉ còn khoảng 25 khung dệt, chủ yếu dệt vải gạc y tế; làng nghề rèn Nam Tân chỉ còn 30 hộ với 90 lao động làm nghề, sản phẩm chủ yếu là các loại nông cụ phục vụ SX nông nghiệp như rựa, cuốc, xẻng, dao, kéo; làng nghề đan tre Quan Quang, Khánh Lễ hiện chỉ còn 40 hộ làm thúng, mủng, nong, nia, giỏ đựng trứng gia cầm, rọ heo…

Ông Nguyễn Văn Thắng, Phó GĐ Sở Công thương Bình Định, một người quê ở An Nhơn nhớ lại: Những năm trước đây, các sản phẩm gốm Vân Sơn như lò, ấm, chậu kiểng, chum đựng nước… làm không đủ bán, chúng có mặt ở khắp các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Tuy nhiên, vài năm nay, do nguồn nguyên liệu đất sét tại địa phương đã cạn kiệt, muốn có để SX phải mua rất xa với giá cao; trong khi đầu ra sản phẩm kém sức cạnh tranh, nên làng nghề đang đứng trước nguy cơ mai một. Các sản phẩm của làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Bắc Nhạn Tháp, làng rèn Nam Tân bị tồn đọng với số lượng rất lớn do thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp.

“Trước mắt, chúng tôi sẽ hỗ trợ tích cực cho các DN, cơ sở SX, hộ gia đình ở các làng nghề trên địa bàn đầu tư thiết bị công nghệ, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, tham gia hội chợ, quảng bá thương hiệu sản phẩm làng nghề; từng bước khai thác hiệu quả tiềm năng lao động và đất đai của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân”, ông Nguyễn Đình Chương, Phó phòng Kinh tế TX An Nhơn nói.

Ông Nguyễn Văn Hà, cán bộ Phòng Kinh tế TX An Nhơn cho biết: “Giá điện, xăng dầu, nguyên vật liệu liên tục tăng, trong khi giá bán sản phẩm cứ dậm chân tại chỗ. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở SX ở làng nghề đều dùng thiết bị máy móc đơn giản, công nghệ lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ; thiếu thông tin về thị trường; việc xây dựng thương hiệu, quảng cáo, tiếp thị chưa được quan tâm…”.

Để vực dậy các làng nghề trên địa bàn, TX An Nhơn quyết tâm lập lại quy hoạch, theo đó, địa phương này đã xây dựng và thông qua đề án phát triển CN-TTCN, làng nghề từ nay đến năm 2020. An Nhơn đang gấp rút tập trung huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng tại các cụm CN đã có, lập quy hoạch các điểm, cụm CN-TTCN để di dời tập trung các cơ sở SX, làng nghề để khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường.

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định có quyết định cho phép thành lập mới 3 cụm CN trên địa bàn thị xã An Nhơn, gồm: Tân Đức, An Mơ và Đồi Hỏa Sơn. Trong đó, cụm CN Tân Đức nằm trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có diện tích 31,5 ha, thu hút các ngành nghề chế biến nông lâm sản, tái chế phế liệu, cơ khí và SX hàng tiêu dùng.

Cụm Công nghiệp An Mơ ở xã Nhơn Thọ có diện tích 29,5 ha, thu hút các ngành chế biến nông lâm sản, chế biến đá và SX hàng tiêu dùng. Cụm Công nghiệp Đồi Hỏa Sơn ở phường Nhơn Thành có diện tích 37 ha, thu hút đầu tư các ngành may mặc, thủ công mỹ nghệ, công nghiệp phụ trợ, sản xuất hàng tiêu dùng.

Để có nguồn nhân lực phát triển CN-TTCN và làng nghề, trong năm nay, từ nguồn vốn hỗ trợ khuyến công của tỉnh, vốn của địa phương cùng các cơ sở SX, An Nhơn sẽ đầu tư trên 5,8 tỷ đồng mở các lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương, gồm: Đào tạo lao động may công nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn SX gạch không nung; hỗ trợ chi phí chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn cho rượu Bàu Đá; hỗ trợ các DN, cơ sở tham gia các hội chợ bán hàng trong và ngoài tỉnh.

Theo đề án phát triển CN-TTCN và làng nghề giai đoạn từ nay đến năm 2020, TX An Nhơn sẽ đầu tư gần 590 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục các làng nghề truyền thống. Trong đó, vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ 23,35 tỷ đồng, ngân sách thị xã 7,56 tỷ đồng, vốn khuyến công 5,2 tỷ đồng, vốn KHCN 900 triệu đồng, vốn huy động của các DN, cơ sở SX, hộ tham gia trên 546 tỷ đồng.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập367
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm364
  • Hôm nay31,931
  • Tháng hiện tại210,498
  • Tổng lượt truy cập90,273,891
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây