Học tập đạo đức HCM

Lão nông chinh phục nông nghiệp công nghệ cao

Chủ nhật - 28/01/2018 06:36
Đã ở tuổi được nghỉ ngơi, kinh tế cũng vào hàng khá giả nhưng ông Phạm Tiến Sinh ở xóm Nam Thượng, xã Nam Thượng (Kim Bôi) không bằng lòng an hưởng, tự thấy sức lực còn nhiều. Với suy nghĩ này, ông mạnh dạn tiếp cận, dấn bước vào con đường mới mẻ, chạm đến ước mơ chinh phục nông nghiệp công nghệ cao.

Lão nông Phạm Tiến Sinh nâng niu những quả dưa Kim hoàng hậu sản xuất theo quy trình VietGAP - thành quả của năm đầu khởi nghiệp.

 

Lão nông có tầm "nhìn xa, trông rộng”

Những công việc trước đây của ông Sinh hầu như chẳng liên quan gì đến lĩnh vực nông nghiệp. Thời trẻ, ông từng phục vụ quân đội, sau đó xuất ngũ trở về địa phương. Có một quãng thời gian ông công tác tại UBND xã Nam Thượng. Cho đến năm 2003, sau một "sự kiện” bất đắc dĩ làm MC cho đám cưới, với khiếu dẫn dắt, hoạt ngôn lại thêm máu nghệ sỹ có sẵn trong người, nghề tổ chức sự kiện và làm MC đã chọn ông và theo ông trong suốt nhiều năm sau này.

Có một lần qua phương tiện truyền thông, ông biết được ở một số tỉnh, thành trong cả nước đã ứng dụng công nghệ nhà kính trong sản xuất nông nghiệp và ứng dụng rất thành công. Vậy là ông khăn gói lên đường với mơ ước được "mục sở thị” và học hỏi. Đam mê làm vườn, chinh phục công nghệ cao cũng bắt nguồn từ đấy. ông Sinh cho biết có 2 nơi ông đã đến tận nơi để xem và học tập cách họ làm là Đà Lạt (Lâm Đồng) và thành phố Hồ Chí Minh. Đến đó thấy rồi thì sẽ thích mê, muốn thử làm ngay lập tức.

Trong tỉnh, theo như ông được biết thì chưa có địa phương cũng như chưa có tổ chức, cá nhân nào ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Nếu như ông theo đuổi nó chỉ có cách nghiên cứu, học hỏi, mày mò. Chuyến thăm quan tới các tỉnh, thành, học cách làm tiên tiến đã giúp ích nhiều điều. Năm 2016 là lúc ông mạo hiểm dốc toàn lực theo đuổi ước mơ chinh phục nông nghiệp công nghệ cao. Sở dĩ phải mạo hiểm dốc toàn lực bởi việc đầu tư công nghệ cao rất tốn kém, riêng kinh phí cho hạ tầng kỹ thuật, hệ thống nhà kính, nhà lưới đã lên tới hàng tỷ đồng. Đổi lại, đây là bước đột phá trong sản xuất, giá trị sản phẩm hàng hóa nhờ đó tăng lên gấp nhiều lần. ông Sinh đã nhạy bén trở thành người đầu tiên chinh phục ứng dụng mang tính đột phá này.

Chắp cánh thương hiệu "Hòa Bình GAP”

Từ đầu năm 2017 đến nay, đều đặn khoảng 2 tháng rưỡi/lần, thị trường tỉnh lại xuất hiện sản phẩm dưa lưới, dưa Kim hoàng hậu và dưa chuột có dán nhãn hiệu Hòa Bình GAP. Đó là sản phẩm nông nghiệp có xuất xứ từ diện tích nhà kính ứng dụng công nghệ cao và thiết bị tự động hóa về tưới tiêu của lão nông Phạm Tiến Sinh. Sản phẩm được thị trường trong và ngoài tỉnh đón nhận, tin tưởng và gần như luôn trong tình trạng "cháy” hàng.

Lão nông này cho biết phải mất không ít thời gian tìm kiếm nơi có điều kiện thích hợp rồi lại mất khoảng 1 năm cho đầu tư hạ tầng sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ cao, hệ thống nhà kính mới chính thức đi vào sản xuất tại địa chỉ Đội 2, thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy). Toàn bộ tâm huyết, thời gian và vốn liếng, kể cả vay mượn thêm đều được ông Sinh dành vào đây. Ngày nào cũng như ngày nào, từ sáng tinh mơ, ông tự đi xe máy từ nhà vượt đoạn đường hơn 20 km đến khu sản xuất và ở lại đó cho đến lúc tối mịt mới về nhà.

Hệ thống nhà kính, thiết bị tưới của ông Sinh hiện đáp ứng đúng tiêu chuẩn công nghệ của Israrel. Việc ứng dụng trồng cây trong nhà kính có ưu điểm vượt trội là giúp chắn mưa, nắng, ngăn sự xâm hại của sâu bệnh, côn trùng, chủ động được chế độ dinh dưỡng cho cây. Cũng nhờ đó mà ông có thể sản xuất ra những sản phẩm sạch, an toàn, không thuốc BVTV theo tiêu chuẩn VietGAP. Công ty ông có riêng 1 cán bộ kỹ thuật, tạo việc làm và thu nhập cho 10 lao động tại chỗ thực hiện những công việc giản đơn.

Thay đổi cách thức sản xuất bằng tư duy mới, ông Phạm Tiến Sinh đã trở thành người đầu tiên ứng dụng, chủ động tiếp cận xu hướng chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo bước đột phá trong canh tác sản xuất, giảm rủi ro, tăng lợi nhuận. Tròn 1 năm sản xuất, thu được 4 lứa quả, doanh số 1,4 tỷ đồng, ông Sinh dự kiến trong khoảng 2 năm, tổng nguồn vốn bỏ ra sẽ được thu hồi. Những năm kế tiếp sẽ là thời gian dài ông được thu trái ngọt. Chưa kể tới đây, ông còn có những dự định lớn hơn là mở rộng mặt bằng khu nhà kính từ 5.000 m2 lên 10.000 m2 kể từ đầu năm 2018, 4 ha đất còn lại trong tương lai gần cũng được quy hoạch trồng rau hữu cơ để phục vụ nhu cầu của thị trường.

Theo Bùi Minh/Báo Hòa Bình.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập308
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại774,097
  • Tổng lượt truy cập93,151,761
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây