Học tập đạo đức HCM

Liên kết để sản xuất nông sản an toàn

Thứ bảy - 29/07/2017 10:12
Sản xuất nông sản an toàn là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong giai đoạn cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

PV: Xin ông cho biết thực tế sản xuất các loại nông sản an toàn hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An? Khó khăn trong thực hiện sản xuất các loại nông sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm?

Ông Nguyễn Quý Linh: Sản xuất nông sản an toàn là một trong những nội dung hết sức quan trọng đối với hoạt động khuyến nông trong giai đoạn cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Vì vậy hệ thống khuyến nông đã và đang đồng hành với các ngành chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và các địa phương tập trung các nguồn lực cùng với người sản xuất tổ chức tốt việc sản xuất các loại nông sản an toàn.

Thực tế hiện nay, nhờ sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và hệ thống thông tin truyền thông rộng rãi, ý thức của người dân trong việc sản xuất và tiêu dùng các loại nông sản an toàn đã từng bước được nâng cao. Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn trong lựa chọn các loại nông sản sạch để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người sản xuất cũng từng bước nhận thức rõ hơn về trách nhiệm trong tạo ra các sản phẩm an toàn hơn cho xã hội. Vì vậy những vùng sản xuất an toàn ngày càng được nhân rộng, đem lại những sản phẩm có chất lượng và giá trị kinh tế cao hơn.

Tuy nhiên, việc sản xuất các loại nông sản đạt tiêu chuẩn vệ sinh ATTP trên địa bàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần được tập trung tháo gỡ nhằm tạo động lực cho sản xuất nông sản an toàn. Nhận thức của người sản xuất tuy đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực, nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, vẫn còn nhiều vùng sản xuất nông sản chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về vệ sinh ATTP, vùng sản xuất không đáp ứng yêu cầu theo quy định; sử dụng phân bón và các loại thuốc BVTV, kháng sinh trong chăn nuôi một cách bừa bãi và thu hoạch sản phẩm không đảm bảo thời gian cách ly theo quy định. Trong khi đó, sản xuất nông sản ở địa phương còn mang tính manh mún, theo quy mô hộ nên rất khó kiểm soát về mặt quy trình.

Đặc biệt, việc liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ vẫn còn lỏng lẻo, thị trường đầu ra của nông sản sạch không ổn định, nhiều mặt hàng chưa được ký kết hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp; đa phần hàng hóa nông sản được tiêu dùng trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh thông qua các chợ địa phương, do đó việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào gặp nhiều khó khăn dẫn đến người tiêu dùng khó phân biệt được nông sản an toàn và thiếu an toàn; hiệu quả của sản xuất nông sản an toàn không cao hơn so với sản xuất theo tập quán.

Công nghệ sau thu hoạch nhìn chung còn yếu kém ảnh hưởng đến khâu chế biến, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa nông sản an toàn. Cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất các loại nông sản an toàn.

PV: Để tháo gỡ khó khăn, thời gian qua, ngành đã tập trung thực hiện những giải pháp gì trong vấn đề này, thưa ông? 

Ông Nguyễn Quý Linh: Trong thời gian qua, hoạt động Khuyến nông đã và đang cùng với các địa phương, các ngành tập trung nhiều giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng nông sản. Trước hết, chúng tôi tăng cường tổ chức tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức của người sản xuất và tiêu dùng trong việc sản xuất và lựa chọn những sản phẩm an toàn trong chế biến và tiêu dùng. Đẩy mạnh tập huấn nâng cao năng lực cho người dân về kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng vật nuôi theo hướng an toàn và bền vững, biện pháp sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y một cách hiệu quả.

Theo đó, mỗi năm đã tổ chức trên 1.200 lớp tập huấn cho bà con nông dân trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất đối với cộng đồng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xây dựng mô hình trình diễn sản xuất các loại nông sản an toàn. 

Trồng bí xanh ở xã Nam Xuân (Nam Đàn). Ảnh: P.H
Trồng bí xanh ở xã Nam Xuân (Nam Đàn). Ảnh: P.H

Đến nay, hệ thống Khuyến nông, các ngành phục vụ nông nghiệp và các địa phương đã xây dựng hàng trăm mô hình để nhân rộng như các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình ứng dụng đệm lót sinh học đảm bảo môi trường sinh thái, mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP, mô hình lúa áp dụng công nghệ SRI, quy trình 3 tăng 3 giảm; mô hình nuôi tôm, thủy sản an toàn sinh học, xây dựng các vùng VietGAP trong thủy sản... từ đó tổ chức hội thảo, tham quan đầu bờ, đầu chuồng để người dân hiểu và làm theo.

Thông qua các mô hình sản xuất nông sản an toàn theo hướng tiêu chuẩn VietGAP, từng bước giúp người dân dần làm quen với cách thức sản xuất ghi chép sổ sách, truy xuất dữ liệu để khi ứng dụng tiêu chuẩn VietGAP, người dân có thể đáp ứng được ngay. Cùng với đó, đẩy mạnh phối hợp các chương trình, dự án để xây dựng các chuỗi sản phẩm nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp, thông qua đó kết nối với người sản xuất để tạo nên hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi để các chuỗi cửa hàng bán lẻ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa an toàn kết nối tốt hơn với người sản xuất. Thông qua đó xây dựng các vùng chuyên canh phục vụ thị trường.

Có thể khẳng định, thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp hàng hóa an toàn đã có những tiến bộ rõ rệt, đến nay chúng ta đã có nhiều mô hình nhân rộng có hiệu quả.

Trong lĩnh vực chăn nuôi có các mô hình như chăn nuôi an toàn sinh học nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng tránh dịch bệnh. Từ hiệu quả thực tế, đến nay đã có gần 45.000 con lợn được chăn nuôi theo mô hình này, nhiều vùng nuôi đã làm tốt khâu vệ sinh môi trường thông qua mô hình sản xuất sử dụng đệm lót sinh học; chuyển đổi lợn nái nội sang lợn ngoại theo hướng trang trại 12.000 con; chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học 350.000 con.

Trong lĩnh vực trồng trọt, kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến (SRI) được ứng dụng trên diện tích 4.600 ha, Sản xuất rau theo hướng an toàn (dưa chuột, dưa hấu, bí xanh, đậu co ve, dưa bở...) 1.600 ha; chuyển đổi đất cao cưỡng sang trồng dưa chuột, bí xanh, rau bắp cải, su hào theo hướng an toàn VietGap 420 ha.

Ở lĩnh vực thủy sản, đã xây dựng được trên 7 vùng nuôi tôm thẻ VietGAP với diện tích 240 ha, có 2 vùng đa dạng hóa là Diễn Vạn (Diễn Châu) 27 ha; Nghi Hợp (Nghi Lộc) 40 ha. Đã có 76ha được cấp chứng chỉ sản xuất rau an toàn, 40 ha cam được cấp chứng nhận cơ sở sản xuất cam an toàn...

PV: Ông có thể cho biết, để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, thời gian tới ngành sẽ thực hiện những giải pháp đột phá nào?

Ông Nguyễn Quý Linh: Trước hết, sẽ tiếp tục làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao nhận thức cho bà con nông dân trong sản xuất các loại nông sản an toàn. Từng bước xây dựng các nhóm, tổ hợp tác sản xuất hàng hóa nông sản, thông qua đó tập trung nhân lực và tổ chức sản xuất đồng bộ để thuận tiện cho sản xuất an toàn.

Đặc biệt, phải có các giải pháp phù hợp để có thể làm tốt việc kết nối giữa doanh nghiệp và người dân. Đây được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu hiện nay, để vừa có cơ sở tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, vừa có nguồn hàng chất lượng và ổn định cho các doanh nghiệp. Đồng thời, thực hiện các nội dung kiểm soát chất lượng nông sản thông qua các công nghệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm... để giúp người tiêu dùng an tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm. Chúng tôi cũng sẽ tăng cường phối hợp với diễn đàn thị trường nông nghiệp Nghệ An để xây dựng và nhân rộng các mô hình liên kết, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm xây dựng các chuỗi sản phẩm một cách có hiệu quả. Từng bước nhân rộng các vùng sản xuất an toàn, xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến cấp các chứng chỉ VietGAP cho các sản phẩm nông sản.

Tác giả bài viết: Phú Hương

Nguồn tin: baonghean.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập137
  • Hôm nay40,182
  • Tháng hiện tại1,059,199
  • Tổng lượt truy cập92,232,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây