Học tập đạo đức HCM

Lỡ “mê” heo rừng lai, 9X Gia Lai thu bộn tiền

Thứ tư - 31/01/2018 03:23
Không chọn cho mình công việc văn phòng ở thành phố, chàng trai trẻ Nguyễn Hữu Quân, 24 tuổi, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang (Gia Lai) quyết định về nhà làm anh nông dân “sống chung” với những con heo rừng lai đen ngòm. Chỉ với 300m2 nuôi heo rừng lai, nhưng anh đã bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm.

“Mê” heo quê cả đói

Khi nhắc đến Quân, chàng thanh niên “mê” heo rừng lai đến nỗi “quên ăn cơm, quên ngủ”, làng xóm ai cũng cảm thấy thán phục. Tốt nghiệp Trường Cao đẳng công nghiệp cao su và đã có một công việc ổn định ở thành phố, nhưng Quân vẫn quyết định trở về nhà nuôi heo. Dù mới bước sang tuổi 24, nhưng anh đã có hơn 3 năm kinh nghiệm chăm heo rừng lai và bỏ túi hơn 500 triệu đồng mỗi năm.                  

Bỏ lại công việc ở thành phố, Quân về quê nhà lên kế hoạch mở trang trại chăn nuôi với mục đích đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Sau nhiều tháng mày mò với đủ các loại vật nuôi từ thỏ, kỳ đà... nhưng anh nhận thấy không có duyên với các con vật này. Anh chuyển qua tìm hiểu về heo rừng lai, con vật mà ở xã anh chưa có một gia đình nào để ý tới.                 

“Sau một thời gian tìm hiểu, mình đã quyết định chọn nuôi heo rừng lai, nhưng bố mẹ không đồng ý. Vốn đầu tư không có, nên ban ngày đi làm tiếp thị, bán hàng để kiếm tiền, tối đến mày mò học cách chăm heo. Thấy mình quên ăn, quên ngủ để “sống, chết” với con vật này nên bố mẹ cũng nguôi dần rồi đồng ý. Hồi đó ai cũng trêu mình là Quân mê heo hơn mê cơm...”.                      

Được sự hỗ trợ từ bố mẹ, anh dành hết số tiền 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 13 con heo giống về chăm sóc, nuôi dưỡng. “Tập tành những bước đi đầu tiên và rồi từng con heo cứ lăn ra chết không rõ nguyên nhân. Lại một lần nữa bị bố mẹ phản đối, thế nhưng không hiểu sao càng phản đối mình lại càng quyết tâm hơn, như kiểu nổi máu lên vậy. Gửi những con heo còn lại nhờ bố mẹ chăm giùm rồi khăn gói xuống miền tây để học hỏi kinh nghiệm nuôi heo rừng lai. Thật may, sau khoảng thời gian trở về từ đất khách, heo phát triển tốt hơn, chẳng con nào bệnh tật nên vui lắm...”, anh Quân kể lại.

Lên kế hoạch “mê” heo dài hạn

Cũng theo anh Quân, để xuất được một con heo thịt phải đảm bảo các tiêu chuẩn như bộ lông phải mượt, tốt đặc biệt là lông bờm, còn thịt thì nạc sát da. Với heo giống mỏ phải dài và chân phải thon. Thức ăn của heo chủ yếu là cỏ voi, cây rau chuối  và cám. Để tăng tính đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa cho heo phát triển tốt cần cung cấp cho heo những vitamin, trong đó có vitamin C...

Cùng với việc xây dựng đàn heo của riêng mình, Quân còn liên hệ với các đầu mối là các nhà hàng lớn ở Hà Nội, Hải Dương,Sài Gòn...để bao tiêu sản phẩm giúp bà con nuôi heo rừng lai và truyền đạt kinh nghiệm chăm sóc heo rừng lai cho họ. Hiện nay, trung bình mỗi tháng Quân xuất đi hơn 20 tấn heo rừng lai với giá 100.000 – 110.000 đồng/kg đối với heo thịt và 140.000 – 240.000 đồng/kg đối với heo giống thu về hàng chục triệu đồng. Chỉ vào những ô chuồng trống, Quân cho hay: “Tháng trước mình mới xuất hơn 100 con xuống tỉnh Long An nên giờ trong chuồng còn có mấy chục con thôi...”.             

Anh Quân cho biết, khi nuôi heo rừng lai phải đặc biệt lưu ý nhất là heo con. Khi heo con mắc phải một số bệnh như tụ huyết trùng, phân trắng cần tách khỏi mẹ ngay rồi hái lá hoàng ngọc và cây chuối trộn với cám rắc thêm ít muối cho heo ăn. Còn heo mẹ thì ít bệnh hơn nên phải tiêm phòng và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Chia sẻ với chúng tôi về dự định sắp tới, chàng trai trẻ tiết lộ: “Sắp tới mình định mở một Công ty TNHH một thành viên ở TP.Pleiku chuyên cung cấp heo rừng lai sạch đến các nhà hàng, tiệc cưới...Tuy nhiên, khó khăn hiện tại của mình đang là vốn liếng và đầu ra. Với diện tích trang trại heo hiện tại của mình thì không lo về đầu ra nhưng nếu mở rộng cần phải có một định hướng, chiến lược lâu dài, phải “mê” theo kiểu lâu dài nữa...”.

Nguồn: http://danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Hôm nay70,354
  • Tháng hiện tại806,464
  • Tổng lượt truy cập93,184,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây