Một điểm thu mua na tại huyện Lục Nam.
Được biết, toàn huyện có trên 1.700ha na, được trồng tập trung ở các xã Huyền Sơn, Đông Phú và Nghĩa Phương. Thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Trước đây, cây na phải thu hoạch nhanh, chỉ trong khoảng một tháng do na chín tập trung, nhưng đến nay bà con nông dân được hướng dẫn áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và thụ phấn cho na chín rải vụ nên có thể kéo dài thời gian thu hoạch tới 4 tháng.
Biện pháp này vừa giúp sản phẩm quả na tránh được tình trạng thu hoạch rộ, bị ép giá, vừa giữ được thương hiệu sản phẩm.
Sản phẩm na dai Lục Nam đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Ảnh: Đức Quang
Na dai Lục Nam quả to, đều, ngọt, mẫu mã quả đẹp, giữ được chất lượng tươi ngon lâu hơn các loại na ở vùng khác nên được thương lái của nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Lào Cai... đến thu mua tiêu thụ.
Sản phẩm na dai Lục Nam đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể thương hiệu “Na Lục Nam”, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương.
Theo Hương Giang(Trung tâm khuyến nông Bắc Giang)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025