Học tập đạo đức HCM

Nghề ấp gà giống

Thứ năm - 24/07/2014 03:48
Anh Trần Văn Phúc ở xóm Tân Thắng, xã Tú Thịnh (Sơn Dương, Tuyên Quang) có gần 20 năm làm nghề ấp nở gà giống.
 
Nghề ấp gà giống
Lò ấp quy mô 2 vạn con gà giống/lần


Trang trại của anh luôn duy trì trên 2.000 con gà mái đẻ, ấp trứng để bán cho các hộ chăn nuôi ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang...

Từ năm 1984, gia đình anh nhận khoán 7 ha đất vườn, bãi của Cty chè Tân Trào. Suốt 10 năm trồng cây nông, lâm nghiệp ngắn ngày nhưng số tiền thu được chẳng là bao, càng làm càng thua lỗ. Năm 1995, anh chuyển sang làm trang trại chăn nuôi gà, vừa làm vừa đúc kết kinh nghiệm.

Lứa gà đầu tiên anh mua 480 con về nuôi, khi gà đạt khoảng 0,8 kg/con thì lăn đùng ra chết, chỉ mấy ngày sau cả chuồng gà chết sạch. Gà bị bệnh nên không dám ăn và cũng không thể bán, vợ chồng anh gạt nước mắt gom đi chôn. Người thân đã khuyên anh từ bỏ nghề nuôi gà vì rủi ro quá lớn.

Dù bị thua lỗ nặng lứa gà đầu tiên, nhưng anh vẫn quyết tâm đi học hỏi cách nuôi gà ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây (cũ) để làm theo. Khi có chút kiến thức, anh vay vốn làm chuồng trại theo đúng kỹ thuật và thực hiện phòng bệnh cho gà theo mùa.

Để tiết kiệm chi phí, anh Phúc chăn thả gà theo lối bán tự nhiên hoang dã, tức là chuồng xây trong vườn có nhiều cây bóng mát, khi nắng nóng gà ra vườn bới đất làm ổ ngủ, khi mưa thì chúng chạy vào chuồng. Cách làm này giảm được chi phí tiền điện quạt mát chuồng mùa hè. Vào mùa đông anh rải nhiều trấu lót chuồng và vây bạt kín gió, che ấm cho gà.

Khi hỏi về những thành công và tích lũy được sau gần 20 năm theo nghề ấp nở gà giống, anh Phúc chia sẻ: "Khoảng chục năm trở lại đây, mỗi năm gia đình tích lũy được khoảng 200 triệu đồng. Số tiền đó lại đầu tư vào chăn nuôi và sinh hoạt nên cũng chẳng có gì hơn ngoài căn nhà 2 tầng. Nhưng có lẽ cái được lớn nhất của tôi là kinh nghiệm nuôi gà ấp nở an toàn để truyền lại cho con cháu".

Theo anh Phúc thì lối chăn thả bán tự nhiên sẽ giúp con giống có sức đề kháng tốt, đẻ nhiều và gà con cũng được thừa hưởng đề kháng tốt từ gà bố mẹ. Do đó, gà giống luôn khỏe, dễ bán. Trang trại từng  bước có uy tín với các hộ chăn nuôi ở huyện Sơn Dương.

Khi dẫn tôi vào thăm trại gà, Phúc bật mí: "Nuôi gà đẻ rất khó. Nếu cho nó ăn tốt sẽ nhanh béo nhưng lại đẻ ít trứng, còn cho ăn ít thì nó không chịu đẻ. Vì vậy, muốn nó đẻ nhiều, tôi phải chăm sóc theo từng thời kỳ. Khi gà bắt đầu đẻ thì cho ăn theo chế độ nhiều tinh và đạm.

Gà đẻ vài chục trứng thì cho ăn ít hơn. Đẻ trên 100 quả trứng lại chăn theo kiểu khác. Cứ thế gà được cho ăn theo sơ đồ thời gian sinh trưởng, đảm bảo mỗi con đẻ được từ 170 - 180 quả trứng/lứa mới có lãi, nếu đẻ khoảng 140 trứng/lứa sẽ hòa, còn ít hơn nữa sẽ bị lỗ tiền thức ăn, công nuôi...".

Cũng theo anh Phúc, giá đầu vào từ thức ăn, thuốc thú y... đều cao, nếu không tính toán kỹ lưỡng rất dễ bị thua lỗ. Do đó, thức ăn cho gà cũng được anh tính toán chi tiết ở chỗ, khi nào cho chúng ăn chất tinh bột tự nhiên như ngô, khoai, sắn, thóc và khi nào mới cho ăn cám.

Vì cho ăn cám liên tục, gà sẽ rất béo và đẻ ít, còn cho ăn kèm với thóc thì gà không béo nên đẻ nhiều, trong khi giá thức ăn tự nhiên rẻ, góp phần giảm chi phí cho gia chủ.

"Giá trứng, gà giống rất bấp bênh, khi lên cao, lúc lại xuống theo thời vụ. Thông thường, gà giống bán được giá từ tháng 6 đến tháng 10 dương lịch, thời điểm đó là lúc trang trại có tích lũy, để bù vào lúc giống rẻ. Có như vậy mới đủ vốn duy trì và thay thế đàn gà mẹ từ năm này qua năm khác", anh Phúc chia sẻ.

Nguồn: nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập633
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại762,053
  • Tổng lượt truy cập93,139,717
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây